Cảnh báo, siêu vi khuẩn 'đá bay' cả nước rửa tay có cồn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà khoa học nêu cảnh báo sau khi có bằng chứng cho thấy vi khuẩn đang ngày càng kháng với nước rửa tay có cồn.

Chất khử trùng có cồn từng được ghi nhận là có thể ngăn ngừa hàng ngàn ca tử vong do tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) nhưng chúng đang ngày càng trở nên vô hiệu đối với một số loại siêu vi khuẩn.

Nghiên cứu của họ tập trung vào nhóm vi khuẩn đường ruột enterococci, loại vi khuẩn ngày càng kháng với các thuốc điều trị thậm chí với cả các loại kháng sinh dòng cuối như thuốc vancomycin.

Nước sát trùng đã không còn nhiều tác dụng với nhóm vi khuẩn đường ruột
Nước sát trùng đã không còn nhiều tác dụng với nhóm vi khuẩn đường ruột



Các nhà nghiên cứu đã xét nghiệm tổng cộng 139 mẫu E. faecium được lấy từ bệnh nhân trước và sau khi sử dụng nước rửa tay có cồn ở các bệnh viện của Úc trong thời gian từ năm 1997 tới năm 2015.

Kết quả cho thấy loại vi khuẩn này có khả năng sống sót ngày càng cao trong môi trường khử trùng và tiếp tục gây nhiễm trùng.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng nếu xu hướng này tiếp diễn, các bệnh viện không còn có thể dựa vào những phương pháp này để ngăn chặn sự lây lan nhiễm trùng nhất là ở người già và những người ốm yếu với sức đề kháng kém.

Chất khử trùng có cồn đã có mặt ở khắp các bệnh viện của Anh và khắp thế giới từ giữa năm 2000 với sáng kiến rửa tay quốc tế đã giúp giảm tỉ lệ nhiễm các loại siêu vi khuẩn phổ biến như MRSA, là nguyên nhân gây ra hàng nghìn ca tử vong ở Anh.

GS Paul Johnson của ĐH Melbourne, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Tỉ lệ mắc MRSA đã giảm nhưng chúng tôi cũng nhận thấy sự gia tăng tình trạng nhiễm enterococci kháng vancomycin (vancomycin-resistant enterococci (VRE)), điều này đường như là một nghịch lý vì cả 2 loại nhiễm trùng lẽ ra được kiểm soát bằng cách vệ sinh tay thông thường.

Enterococci là nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết lớn thứ 5 ở châu Âu và chiếm 10% các nhiễm trùng bệnh viện trên toàn cầu.

Ngoài ra, kháng vancomycin là một vấn đề lớn vì vancomycin là một trong số ít các loại kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị các loại vi khuẩn có vách tế bào phức tạp hơn – được gọi là gram dương như Ecoli và enteroccoci.

Các nhà nghiên cứu cho rằng cần có nghiên cứu sâu hơn trên nhiều bệnh viện, nhiều quốc gia với nhiều chủng vi khuẩn hơn và cần có thêm nhiều nghiên cứu xác định mối liên quan giữa khả năng dung nạp tăng của E.faecium và đưa nước rửa tay có cồn vào bệnh viện

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, để vệ sinh tay đúng cách, ngoài việc dùng nước rửa tay có cồn bạn cần rửa tay lâu hơn. Việc bạn không rửa tay trong vòng đủ 20-30 giây như khuyến cáo có thể cũng là một trong những lý do khiến vi khuẩn có cơ hội trở nên đột biến và kháng thuốc.

Nguyên Hạ (Independent, Sciencealert, VIE)

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.