Cảnh báo chiêu lừa để tránh mất tiền dịp lễ 2-9

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dù liên tục cảnh báo nhưng nhiều người vẫn bị mất tiền oan, mới nhất là chiêu lừa mạo danh nhân viên ngân hàng hỗ trợ vay vốn, nâng cấp thẻ tín dụng… để chiếm đoạt tiền.

Cụ thể, Agribank cảnh báo thủ đoạn lừa đảo tinh vi giả danh cán bộ ngân hàng hỗ trợ, tư vấn khách hàng vay vốn nhanh. Theo đó, lợi dụng nhu cầu cần vay tiền của khách hàng, một số đối tượng đã tạo lập các trang fanpage/group/tài khoản facebook giả danh ngân viên ngân hàng.

Kẻ gian sẽ núp bóng dịch vụ chăm sóc khách hàng, hỗ trợ khách hàng, vay vốn nhanh, hỗ trợ vay tín chấp, vay tiêu trực tuyến… để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Thủ đoạn cụ thể là đối tượng yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin (số điện thoại, thông tin cá nhân), sau đó gọi điện trực tiếp để tư vấn, mời vay vốn và yêu cầu chuyển một khoản tiền cho các loại phí. Khi khách hàng tin tưởng chuyển các khoản phí và lãi suất trước khi được giải ngân tiền vay, kẻ gian sẽ chặn mọi liên lạc.

Các ngân hàng liên tục cảnh báo thủ đoạn lừa đảo, nhưng vẫn không ít người bị lừa mất tiền oan

Các ngân hàng liên tục cảnh báo thủ đoạn lừa đảo, nhưng vẫn không ít người bị lừa mất tiền oan

Trong khi đó, Báo Người Lao Động tiếp tục ghi nhận có khách hàng bị lừa với chiêu mạo danh nhân viên ngân hàng nâng cấp thẻ tín dụng. Cụ thể, kẻ gian mạo danh nhân viên ngân hàng VPBank hỗ trợ nâng hạn mức thẻ tín dụng nhưng thực chất là chiếm đoạt quyền và sử dụng thẻ khiến khách hàng mất tiền. Chiêu thức lừa đảo này trở nên phổ biến trong thời gian gần đây.

VPBank khuyến cáo người dùng cảnh giác trước thủ đoạn giả mạo nhân viên ngân hàng gọi điện, nhắn tin, gửi email mời chào nâng hạn mức thẻ tín dụng. Cụ thể, kẻ gian sẽ kết bạn qua mạng xã hội như zalo, facebook, viber… đưa thẻ nhân viên ngân hàng để khách hàng tin tưởng, từ đó hối thúc truy cập vào đường link giả mạo hoặc QR Code dẫn tới website giả mạo VPBank.

Tiếp đó, yêu cầu nhập thông tin như: họ và tên, CCCD, số thẻ, mã bí mật CVV, ngày hết hạn thẻ và OTP gửi về số điện thoại, thông tin đăng nhập và mật khẩu tài khoản ngân hàng… Ngay sau khi nhập, cung cấp mã OTP, kẻ gian sẽ chiếm được quyền sử dụng tài khoản ngân hàng điện tử và thực hiện giao dịch chiếm đoạt tiền.

Các ngân hàng khuyến cáo không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, thông tin thẻ tín dụng, đặc biệt tuyệt đối không cung cấp mã OTP/Smart OTP cho bất kỳ ai kể cả nhân viên ngân hàng để tránh mất tiền oan.

Có thể bạn quan tâm

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.

Người dân cần liên hệ các kênh thông tin chính thống của BHXH Việt Nam để phòng tránh lừa đảo. Ảnh nguồn baohiemxahoi.gov.vn

Cảnh báo yêu cầu cung cấp thông tin bảo hiểm y tế để lừa đảo

(GLO)- Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, thời gian gần đây, đơn vị nhận được phản ánh của một số cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc một số đối tượng mạo danh gửi giấy mời đến phụ huynh yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để thay đổi, bổ sung thông tin thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID.

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện việc đối tượng lấy cắp tài khoản (hack) Facebook cá nhân để nhắn tin messenger cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền.