Căng tai, dõi mắt đi săn ong rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hàng năm cứ sau ngày tiết Thu Phân, nhóm "thợ săn" vùng thượng Hà Tĩnh lại tụ tập cùng nhau ngược rừng săn ong. Đây là thời điểm nhiệt độ, khí hậu bắt đầu chuyển lạnh và cũng là lúc đàn ong mật trong tự nhiên, trú ngụ ở rừng sâu bắt đầu di cư tìm chỗ trú đông, tránh rét. Đây là thời điểm thích hợp cho "thợ săn" ong rừng về thuần hóa.

 

 Một
Một "thợ săn" ong đang tập trung mọi giác quan để nghe tiếng ong thợ
 
Chuyến hành trình săn ong được bắt đầu từ sáng sớm.
Chuyến hành trình săn ong được bắt đầu từ sáng sớm.



Sau hơn 1h chạy máy xe ngược ngàn, tôi cùng nhóm “thợ săn” ong “hạ trại” tại đỉnh Cua Tròn (khu vực khe Nước Sốt) thuộc huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh), nơi sát bìa rừng và thường có nhiều ong di cư để bắt đầu công việc săn ong. Lúc này đã tầm 8h, tốp “thợ săn” chia nhau tỏa ra từng nhóm 2-3 người, căng tai, dõi mắt để nghe tiếng bay vo vo của ong sứ.

 

 
 Xác định điểm “hạ trại” có nhiều ong di cư
Xác định điểm “hạ trại” có nhiều ong di cư



Vừa gắn những tổ ong đã chuẩn bị sẵn, anh Thi vừa tóm tắt quy trình săn ong: “Trong quá trình tìm chỗ trú đông, đàn ong sẽ giao việc tìm chỗ ở cho một số con ong khỏe mạnh, nhanh nhẹn nhất trong đàn. Những con ong này gọi là “ong sứ” có nơi gọi là “ong thăm”.

Khi phát hiện ong sứ, người săn ong sẽ nhanh chóng dùng vợt để bắt. Sau đó, khéo léo cho ong sứ vào các tổ ong mồi và bịt kín nhốt con ong khoảng 1- 2 phút sau đó mở cửa. Theo “nghiệp vụ”, sau một vài phút thám thính trong ống mồi, nếu thấy đây là nơi lý tưởng để xây tổ thì ong sứ sẽ bay đi gọi đàn”.

 

 
 
Những tổ ong được chuẩn bị từ trước được gắn lên quanh khu vực
Những tổ ong được chuẩn bị từ trước được gắn lên quanh khu vực



Đang mải trò chuyện thì anh Thi reo lên vì vui mừng, tôi chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra thì anh cho biết, tổ ong của anh đã được ong thợ dẫn đàn về. Anh chia sẻ: “Mình có tổ ong mồi “thơm”, nên đàn ong đã chọn tổ này”. Tốp “thợ săn” cũng quây quần lại chia sẻ niềm vui, tạo nên một không khí săn ong sôi động, lý thú.

 

 
Bắt đầu săn ong.
Bắt đầu săn ong.



Sau khi đàn ong vào hết trong tổ, người săn ong dùng lá cây hoặc giấy bịt lỗ lại. Theo những “thợ săn” ong này thì từ tổ ong mồi nhỏ gọn, đàn ong sẽ được san sang những tổ khác rộng lớn hơn. Từ đây, đàn ong sẽ bắt đầu quá trình sinh trưởng làm việc để sau 2- 3 tháng qua mùa hoa cho những tổ ong mọng mật.

 

 
 Anh Thi vui mừng vì anh là người có được tổ ong đầu tiên trong ngày
Anh Thi vui mừng vì anh là người có được tổ ong đầu tiên trong ngày



“Cái hay của nghề săn ong là được hòa vào thiên nhiên, được nghe tiếng thở của núi rừng. Săn ong và nuôi ong  mới biết được đây là một loài vật rất tinh khôn, có tính kỷ luật cao, lao động cần cù và hiệu quả...” – anh Thi tâm sự.
 

 
 
Những “thợ săn” lão luyện đang lắng nghe tiếng bay của ong sứ
Những “thợ săn” lão luyện đang lắng nghe tiếng bay của ong sứ



Từ đầu mùa đến nay, hội săn ong đã bắt được gần 1.000 đàn ong. Đây cũng là  năm ong về nhiều nhất từ trước đến nay. Theo kinh nghiệm của anh Thi, năm nào ong về nhiều là năm đó có rét đậm.

Trong một mùa săn ong, khoảng 3 tháng, có người được ong về liên tục nhưng cũng có người chỉ được một vài tổ. Thời điểm hiện nay, bình quân 1 đàn ong có giá 300 nghìn đồng, đàn đông “quân” 500 nghìn đồng.

Mặt trời dần lùi sau những cánh rừng cũng là lúc kết thúc 1 ngày làm việc của những “thợ săn” ong. Hành trình trình về xuôi của tôi cùng những người “thợ săn” ong không chỉ là 1 vài đàn ong mà còn là những trải nghiệm đời sống thiên nhiên, về sự đoàn kết, hợp tác giữa những con người giữa đại ngàn.

 

Anh Đức - Thanh Hoài (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.