Cần ưu tiên phát triển hạ tầng đường truyền wifi tại các địa phương sau sáp nhập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong khuôn khổ chương trình kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 23.5, các đại biểu thảo luận ở tổ về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025; Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023; Việc bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025; Việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024; Kết quả thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2024.

ĐB Lê Kim Toàn kiến nghị cần ưu tiên phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, đặc biệt là hạ tầng đường truyền wifi tại các địa phương sau sáp nhập. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

ĐB Lê Kim Toàn kiến nghị cần ưu tiên phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, đặc biệt là hạ tầng đường truyền wifi tại các địa phương sau sáp nhập. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Tham gia thảo luận, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Kim Toàn bày tỏ quan tâm đến Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đây là một trong bốn trụ cột phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển phồn vinh của dân tộc Việt Nam.

Cùng với đó là chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính, xây dựng chính quyền 2 cấp, hợp nhất một số đơn vị hành chính cấp tỉnh để tăng cường nguồn lực và không gian phát triển của các địa phương. Đồng thời, để chính quyền địa phương sát dân hơn, hoạt động hiệu năng hiệu lực, hiệu quả hơn, giải quyết kịp thời các nhu cầu của tổ chức và người dân trên địa bàn.

Từ hai chủ trương lớn đó, ĐB Lê Kim Toàn kiến nghị cần ưu tiên phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, đặc biệt là hạ tầng đường truyền wifi tại các địa phương sau sáp nhập. ĐB Toàn cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công điện yêu cầu các địa phương phấn đấu đạt 100% thủ tục hành chính được giải quyết trực tuyến. Từ đó, rút ngắn không gian, thời gian trong giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức, DN trên địa bàn trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh - sau hợp nhất có quy mô rộng hơn.

ĐB Toàn đề xuất trong chương trình bình dân học vụ số cần sớm có chính sách hỗ trợ người dân tiếp cận dịch vụ đường truyền wifi, tăng điểm kết nối, mở rộng vùng phủ sóng và nâng cao tốc độ đường truyền. Khi đó người dân mới có điều kiện kết nối với các dịch vụ công trực tuyến của chính quyền các cấp; thực hiện được giao dịch trực tuyến trong quá trình xây dựng xã hội số, chính quyền số và đặc biệt là kinh tế số.

Bên cạnh đó, ĐB Toàn cũng lưu ý rằng trong quá trình chuyển đổi số, yếu tố con người đóng vai trò then chốt. Cần có chương trình đào tạo, đào tạo lại và cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (đặc biệt ở cấp xã mới) nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ và phục vụ người dân trong môi trường số.

Về đô thị hóa, ĐB Lê Kim Toàn đề nghị các cơ quan chức năng ở Trung ương sớm ban hành tiêu chí phân loại đô thị sau khi đã sắp xếp lại các đơn vị hành chính, tạo điều kiện cho các địa phương xây dựng quy hoạch, có giải pháp phát triển các đô thị phù hợp với xu thế tất yếu.

Tận dụng hiệu quả cơ sở vật chất dôi dư

Đồng tình với quan điểm về sử dụng hiệu quả nguồn lực sau sắp xếp đơn vị hành chính, ĐB Nguyễn Văn Cảnh (thành viên Đoàn ĐBQH tỉnh) nêu rõ cần thống kê quỹ nhà, đất dôi dư, đưa vào quy hoạch để sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí.

Ông cho rằng phần diện tích dôi dư còn lại ở các thành phố nên được quy hoạch cho các mục đích công cộng như giáo dục, y tế, sinh hoạt cộng đồng, nhưng cũng cần ưu tiên dành cho giao thông tĩnh. Đối với khu vực nội đô, ĐB Cảnh đề xuất phát triển các bãi đậu xe thông minh nhằm giải quyết nhu cầu bức thiết về chỗ đậu xe, đồng thời tạo diện mạo khang trang, hiện đại cho đô thị.

ĐB Nguyễn Văn Cảnh đề xuất phát triển các bãi đậu xe thông minh nhằm giải quyết nhu cầu bức thiết về chỗ đậu xe. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

ĐB Nguyễn Văn Cảnh đề xuất phát triển các bãi đậu xe thông minh nhằm giải quyết nhu cầu bức thiết về chỗ đậu xe. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

MAI LÂM

Có thể bạn quan tâm

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê liên quan đến việc thi công đấu nối đường dân sinh với đường tỉnh 669, dự án thuê đất trồng rừng của Công ty TNHH Hưng Thịnh Nguyên và chính sách hỗ trợ làm ao, hồ nhỏ đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
Thư Tòa soạn

Thư Tòa soạn

(GLO)- Cùng với việc sáp nhập tỉnh, từ ngày 1-7, Báo Gia Lai hợp nhất với Báo Bình Định thành Báo Gia Lai mới.

Gia Lai bố trí lại hơn 179,5 tỷ đồng từ nguồn sử dụng đất cho dự án hồ sơ địa chính

Gia Lai bố trí lại hơn 179,5 tỷ đồng từ nguồn sử dụng đất cho dự án hồ sơ địa chính

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 505/NQ-HĐND về việc sử dụng nguồn tiền sử dụng đất của dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và dữ liệu địa chính tỉnh Gia Lai chưa phân bổ để cấp cho các dự án đầu tư từ nguồn tiền sử dụng đất chưa được cấp.

Gìn giữ ngọn lửa ấm trong mỗi mái nhà

Gìn giữ ngọn lửa ấm trong mỗi mái nhà

Yêu thương, sẻ chia, thấu hiểu và nhường nhịn được xem là “chìa khóa” để gìn giữ hạnh phúc trong mỗi tổ ấm. Nhiều gia đình nhờ cùng nhau vun đắp yêu thương trong bình dị, chân thành đã dựng nên mái ấm đầy ắp tiếng cười, sự gắn kết và niềm tin bền chặt.
null