Cẩn trọng với chiêu trò lừa đảo hình ảnh giao dịch chuyển khoản thành công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian gần đây, một số hàng quán buôn bán ở các địa phương trong cả nước đã xảy ra tình trạng khách hàng giả đưa màn hình giả giao dịch chuyển khoản thành công để lừa mua hàng.

Giao dịch điện tử đã trở thành một kênh thanh toán hữu ích, tiện lợi cho cả người bán và người mua. Tuy nhiên, một số người đã lợi dụng mức độ tin tưởng của chủ cửa hàng để tạo ra hình thức lừa đảo mới bằng cách làm giả màn hình chuyển khoản.

Theo VnExpress, chị Thu Thủy-một người bán hàng online tại tỉnh Nghệ An mới đây đã bị lừa 6 triệu đồng chỉ vì tin tưởng ảnh chụp màn hình mà khách gửi. Trước đó, vị khách này sau khi chốt đơn mua hàng với chị Thủy đã chọn thanh toán chuyển khoản trước và gửi một ảnh chụp màn hình thể hiện là đã chuyển tiền. Tin tưởng ảnh khách giao dịch, chị Thủy gửi hàng đi. Dù vậy, hàng đi rồi mà chưa thấy tiền về, chị Thủy vẫn nghĩ là cuối tuần, giao dịch bị trễ nên tiền chưa tới.

Đối tượng lừa đảo bằng cách dùng ảnh màn hình lừa chuyển khoản thành công bị Cơ quan Công an bắt giữ. Ảnh nguồn VOV

Đối tượng lừa đảo bằng cách dùng ảnh màn hình lừa chuyển khoản thành công bị Cơ quan Công an bắt giữ. Ảnh nguồn VOV

Không chỉ lừa đảo khi giao dịch online, chiêu trò này còn được nhiều đối tượng còn lợi dụng khi mua hàng trực tiếp, lợi dụng khi cửa hàng đông khách, chủ cửa hàng không kịp đối chiếu qua tin nhắn điện thoại mà chỉ nhìn ảnh màn hình. Để tiếp tay cho thủ thuật này, trên mạng internet đã xuất hiện hàng loạt website, fanpage, nhóm chuyên cung cấp dịch vụ một cách tinh vi và dễ tiếp cận bằng cách đăng ký tài khoản để sử dụng. Người dùng có thể chọn giao diện ngân hàng mong muốn, điền thông tin như tên và số tài khoản người gửi, người nhận, số tiền, nội dung chuyển khoản và thời gian giao dịch mong muốn. Một số bên thậm chí nhận làm chi tiết thông tin như ảnh chụp màn hình iOS hay Android, tùy biến dung lượng pin, số vạch sóng, cho chọn giao diện của bất cứ ngân hàng, ví điện tử nào tại Việt Nam.

Theo VOV, từ những chiêu thức trên, cuối năm 2022, đối tượng N.Đ.M (SN 1996, trú tại Pò Đồn, xã Tân Tri, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn) đã gây ra trên 30 vụ lừa đảo ở các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn và huyện Võ Nhai (Thái Nguyên). Người mà đối tượng nhắm tới chủ yếu là các nhân viên cây xăng, chủ hiệu tạp hóa, những người không thạo công nghệ thông tin. Sau hơn 1 tháng điều tra, truy xét, Công an thị trấn Đình Cả đã bắt được M. khi đối tượng đang tàng trữ 1 gói heroin có khối lượng 0,831 g. M. khai nghiện ma túy, trước đây làm phụ xe, có quen các đối tượng xấu nên đã học được các mánh khóe lừa đảo. Mạnh đến các cửa hàng, giả vờ mua hàng, sử dụng phần mềm trên điện thoại để chỉnh sửa thông tin giao dịch đã thành công.

Từ các sự việc trên, Cơ quan công an khuyến cáo người dân kiểm tra kỹ hóa đơn chuyển khoản, chỉ khi tiền vào tài khoản của mình mới tiếp tục thực hiện giao dịch khác.

Có thể bạn quan tâm

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.

Người dân cần liên hệ các kênh thông tin chính thống của BHXH Việt Nam để phòng tránh lừa đảo. Ảnh nguồn baohiemxahoi.gov.vn

Cảnh báo yêu cầu cung cấp thông tin bảo hiểm y tế để lừa đảo

(GLO)- Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, thời gian gần đây, đơn vị nhận được phản ánh của một số cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc một số đối tượng mạo danh gửi giấy mời đến phụ huynh yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để thay đổi, bổ sung thông tin thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID.

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện việc đối tượng lấy cắp tài khoản (hack) Facebook cá nhân để nhắn tin messenger cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền.