Cẩn trọng khi cách điệu trang phục dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày nay, nhiều bài hát và điệu múa truyền thống của cộng đồng các dân tộc được sân khấu hóa, trở thành món ăn tinh thần đối với khán giả. Đáp ứng xu hướng đó, trang phục truyền thống cũng được biến tấu để phù hợp hơn khi biểu diễn trên sân khấu. Dù vậy, theo những người có chuyên môn, việc cách điệu cũng cần chừng mực để truyền đạt đúng giá trị văn hóa, thẩm mỹ vốn có của mỗi dân tộc.
Ngôn ngữ của trang phục
Nhằm phát huy giá trị nghệ thuật ca múa của cộng đồng các dân tộc nói chung và dân tộc Jrai, Bahnar nói riêng, các biên đạo múa trong tỉnh đã kỳ công tìm tòi, sáng tạo để đưa chúng lên sân khấu. Đi kèm với từng tiết mục là những bộ trang phục truyền thống vốn đã trở thành điểm nhận diện độc đáo của mỗi dân tộc từ kiểu dáng, đường nét đến màu sắc, hoa văn.
Ví như trang phục của phụ nữ Bahnar nổi bật với những đường nét hoa văn duyên dáng chạy dọc theo thân váy, viền quanh gấu áo với sắc đỏ nổi trên nền chỉ trắng. Tay áo chỉ được đính nhẹ vào phần vai, khi mặc có thể xỏ tay vào hoặc không. Áo của đàn ông Bahnar thường không tay, toát lên vẻ khỏe khoắn, hoa văn trang trí là những thanh kiếm hay công cụ lao động được cách điệu đẹp mắt.
Còn trang phục của dân tộc Jrai lại trầm hơn với gam màu tối, hoa văn tùy theo từng nhóm mà màu sắc, hình dạng khác nhau. Trang phục của dân tộc Mông lại có hoa văn khá sặc sỡ, phần chân váy xòe rộng, đính những dây hạt cườm óng ánh, khi đi tạo tiếng động vui tai…
Do đó, khi đưa trang phục của các dân tộc lên sân khấu biểu diễn đòi hỏi người biên đạo có sự am hiểu nhất định để tránh sự cách điệu quá đà, khiến việc truyền đạt giá trị văn hóa, thẩm mỹ bị sai lệch.
Trang phục truyền thống của các dân tộc cần được sân khấu hóa một cách cẩn trọng. Ảnh: Phương Linh
Cần có sự cẩn trọng khi cách điệu trang phục truyền thống của các dân tộc. Ảnh: Phương Linh
Là biên đạo múa chuyên nghiệp, Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng-Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai, người có nhiều tác phẩm đạt giải cao trong các kỳ liên hoan, hội diễn cấp khu vực và toàn quốc-chia sẻ: “Khi tham gia các kỳ liên hoan, hội diễn, tôi thường cố gắng khai thác các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc trong tỉnh đưa vào từng điệu múa để giới thiệu đến bạn bè trong nước, quốc tế. Trang phục là điều làm nên hồn cốt của một tác phẩm. Dù điệu múa có đẹp, diễn viên có xuất sắc thế nào nhưng trang phục không phù hợp thì không thể giúp khán giả hình dung được hết đời sống sinh hoạt, văn hóa mà mình muốn thể hiện”.
Không chỉ trên sân khấu chuyên nghiệp mà các buổi biểu diễn ở cơ sở cũng rất cần sự cẩn trọng khi sử dụng trang phục dân tộc. Trao đổi về vấn đề này, bà Bùi Thị Thắm-Phó Trưởng phòng Văn hóa-Văn nghệ quần chúng (Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San) cho hay: “Là đơn vị trực tiếp xuống các thôn, làng trong tỉnh để biểu diễn, chất liệu văn hóa dân tộc chính là yếu tố giúp chúng tôi tạo được sự gần gũi, gắn kết với bà con, tăng hiệu quả tuyên truyền. Đối tượng thụ hưởng nghệ thuật là bà con các dân tộc nên chúng tôi càng đặc biệt chú ý từ lời nói, câu hát, điệu múa đến trang phục. Nhầm lẫn hay cách tân quá đà sẽ gây phản tác dụng, khiến bà con không ủng hộ mình nữa”.
Cẩn trọng khi cách điệu
Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng cũng cho rằng cách điệu trang phục để phát huy giá trị tác phẩm là điều cần thiết song phải chừng mực. Trang phục của người Bahnar hay Jrai thì phần váy không thể xẻ lên quá đùi, áo dù ngắn cũng không thể hở bụng, hở ngực, không đính quá nhiều hạt cườm. Đặc biệt, kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trên trang phục của dân tộc này không thể gắn vào điệu múa, ca khúc của dân tộc khác.
Trang phục của các dân tộc Tây Nguyên không thể giống với trang phục các dân tộc Tây Bắc. Váy áo của người Bahnar không thể nhầm lẫn với người Jrai. Khăn đội đầu của người Jrai Mthur không thể đội lên đầu người Jrai Arap… Trước đây, đã từng có sự nhầm lẫn nghiêm trọng như lấy chiếc khăn Piêu-khăn đội đầu của phụ nữ dân tộc Thái-quấn thành tấm khố của nam giới trên một chương trình truyền hình và kết quả là tiết mục này đã bị phản ứng dữ dội từ phía cộng đồng.
Việc nhầm lẫn và cách điệu quá đà trang phục truyền thống hiện vẫn xảy ra chủ yếu trong các chương trình nghệ thuật quần chúng. Sự nở rộ các cơ sở cho thuê trang phục biểu diễn nhưng thiếu kiến thức văn hóa dân tộc đã khiến những tiết mục văn nghệ trở nên khập khiễng, không ăn nhập. Một ca khúc mang âm hưởng Tây Nguyên nhưng người biểu diễn lại diện váy xòe, khăn đội đầu và cầm ô, có chàng trai múa khèn phụ họa là không thể chấp nhận song vẫn thường thấy.
Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng nêu quan điểm: “Mỗi nghệ sĩ, diễn viên dù chuyên hay không chuyên đều phải có kiến thức và hiểu biết nhất định về trang phục biểu diễn. Những người làm công tác văn hóa ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc nắm bắt, nhận diện và góp ý cho đội ngũ hoạt động nghệ thuật biết thế nào là phù hợp và không phù hợp, từ đó sử dụng trang phục truyền thống trên sân khấu một cách hợp lý. Điều này sẽ giúp đồng bào các dân tộc thêm tự hào về truyền thống văn hóa của mình để giữ gìn, phát huy, đó mới là điều đáng quý”.
PHƯƠNG LINH

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.