Cẩn thận với những link 'tặng quà đầu xuân', 'quà Tết Nguyên đán'...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những link (đường dẫn) "tặng quà đầu xuân", "quà Tết Nguyên đán"... được chia sẻ nhan nhản qua ứng dụng Messenger. Hãy cẩn thận đừng bấm vào, kẻo "dính chưởng" với nhiều hệ lụy.

Từ ngày 28 tết đến nay (mùng 3 tết), nhiều dân mạng vẫn nhận được những tin nhắn với nội dung chỉ là link có dòng chữ "tặng quà đầu xuân", "quà Tết Nguyên đán"...

Những tin nhắn này đính kèm hình ảnh một số thương hiệu bia, rượu, đồ dùng gia dụng... và được cho là "quà Tết Nguyên đán".

Dân mạng liên tục thi nhau chia sẻ. Để rồi những link ấy lan tràn trên Messenger.

Đừng nhẹ dạ cả tin!

Theo anh Đoàn Huỳnh Huy (27 tuổi, làm việc tại Công ty phần mềm ứng dụng Đà Nẵng, TP.Đà Nẵng), cho biết: "Hãy nói không với việc truy cập những link này".

Nhiều kẻ mạo danh thương hiệu nổi tiếng để tặng quà, chiêu lừa trên mạng xã hội

Nhiều kẻ mạo danh thương hiệu nổi tiếng để tặng quà, chiêu lừa trên mạng xã hội

"Tôi cũng nhận được vô số tin nhắn của bạn bè gửi đến. Nội dung là link cho rằng một hãng bia tri ân khách hàng, là quà Tết Nguyên đán", anh Huy kể.

Theo anh Huy, những link này có thể chứa mã độc được tạo ra dễ khiến người bấm vào mất ngay tài khoản mạng xã hội và gặp nhiều hệ lụy, rủi ro khác.

"Mọi người không truy cập vào bất kỳ link rút gọn hay link lạ nào trên Facebook, Messenger nếu chưa xác thực nó, nếu cảm thấy bán tín bán nghi. Vì những link đó dễ dẫn tới một địa chỉ yêu cầu nhập mã OTP, mật khẩu, tên đăng nhập tài khoản internet banking... Nếu làm theo, chắc chắn sẽ gặp hậu quả khó lường như bị chiếm đoạt tiền trong tài khoản", anh Huy nói.

Chuyên viên công nghệ thông tin này cũng nói thêm, suốt thời gian qua đã có những trường hợp mất tài khoản Facebook chỉ vì vô tình bấm vào những link, trang web lạ.

"Sau khi đánh cắp được tài khoản mạng xã hội, các kẻ xấu sẽ "vào vai chính chủ", nhắn tin cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để vay tiền hoặc nhờ chuyển tiền, nạp thẻ điện thoại nhằm chiếm đoạt tài sản... Dù rằng thủ đoạn này không hề mới nhưng nhiều người đã mất cảnh giác và sập bẫy lừa", anh Huy nói và cảnh báo thêm: "Hãy cảnh giác thủ đoạn dẫn dụ truy cập vào link, trang web lạ vì dễ sa vào bẫy lừa. Đừng để lòng tham, ngỡ rằng được tặng quà thật mà vội vàng tin tưởng và chủ quan nhấn vào những link ấy".

Hãy nói không với việc truy cập vào những link "tặng quà đầu xuân", "quà Tết Nguyên đán"...

Hãy nói không với việc truy cập vào những link "tặng quà đầu xuân", "quà Tết Nguyên đán"...

Anh Nguyễn Quốc Bảo (37 tuổi), chuyên viên một công nghệ thông tin trên đường Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM, cũng cho rằng những link lạ này có thể được cài đặt phần mềm để đánh cắp dữ liệu người dùng. "Nếu chủ quan làm theo thì mã độc sẽ xâm nhập, có nguy cơ dính virus hoặc bị đánh cắp các thông tin cá nhân", anh Bảo nói.

Ở diễn biến liên quan, theo tìm hiểu của PV, hãng bia S. không hề có chương trình tri ân khách hàng hay tặng "quà Tết Nguyên đán" vào dịp tết này. Điều đó có nghĩa, những link "tặng quà đầu xuân", "quà Tết Nguyên đán"... đã và được chia sẻ nhan nhản qua ứng dụng Messenger hoàn toàn là mạo danh thương hiệu bia và đang cố gài bẫy những người nhẹ dạ cả tin.

Đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện những link mạo danh các thương hiệu để tặng quà tri ân cho khách hàng. Và vào dịp tết này, những kẻ xấu đã tiếp tục "xài chiêu cũ"...

Theo Xuân Phương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

(GLO)- Thời gian gần đây, các địa phương trong cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến việc trẻ em lên mạng xã hội tìm hiểu, đặt mua hóa chất rồi về làm pháo tự chế. Hiểm họa về pháo tự chế luôn hiện hữu một khi thiếu sự quản lý, giám sát từ cha mẹ.

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

(GLO)- Công an huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa tiếp nhận đơn trình báo của anh A. (SN 1985, trú tại xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) về việc bị đối tượng giả danh công an gọi điện thoại yêu cầu đăng ký định danh xe tải và lừa đảo chiếm đoạt với số tiền 144,4 triệu đồng.

Tham gia bán hàng qua mạng, 1 phụ nữ ở Đức Cơ bị chiếm đoạt hơn 1,9 tỷ đồng

Tham gia bán hàng qua mạng, 1 phụ nữ ở Đức Cơ bị chiếm đoạt hơn 1,9 tỷ đồng

(GLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vừa tiếp nhận đơn trình báo của chị Thúy (tên nạn nhân đã được thay đổi; trú tại huyện Đức Cơ) về việc bị đối tượng quen biết trên mạng xã hội lừa đảo, chiếm đoạt số tiền hơn 1,9 tỷ đồng.

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.

Người dân cần liên hệ các kênh thông tin chính thống của BHXH Việt Nam để phòng tránh lừa đảo. Ảnh nguồn baohiemxahoi.gov.vn

Cảnh báo yêu cầu cung cấp thông tin bảo hiểm y tế để lừa đảo

(GLO)- Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, thời gian gần đây, đơn vị nhận được phản ánh của một số cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc một số đối tượng mạo danh gửi giấy mời đến phụ huynh yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để thay đổi, bổ sung thông tin thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID.