4 hành vi dễ bị xử phạt trong dịp Tết và mức phạt kèm theo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sử dụng trái phép pháo nổ, uống rượu bia gây mất trật tự công cộng, đánh bài cá cược...là những hành vi rất dễ bị xử phạt.

Tết nguyên đán là kỳ nghỉ dài trong năm nên có rất nhiều hoạt động diễn ra. Dưới đây là một số hành vi dễ gặp phải mọi người cần lưu ý để tránh bị xử phạt.

Đánh bài tiến lên, xì dách, cá cược ăn thua

Khoản 2, Điều 28, Nghị định 144/2021 quy định phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với người nào thực hiện một trong những hành vi: Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật.

Hành vi đánh bài, cá cược ăn thua dưới mọi hình thức có thể bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng. Ảnh: HỮU ĐĂNG

Hành vi đánh bài, cá cược ăn thua dưới mọi hình thức có thể bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng. Ảnh: HỮU ĐĂNG

Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép. Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.

Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Sử dụng pháo nổ, công cụ hỗ trợ trái phép

Khoản 3, Điều 11, Nghị định 144/2021 quy định phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với người nào thực hiện một trong những hành vi: Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép; Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu…

Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ. Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép.

Ở mức độ nghiêm trọng hơn, người sử dụng pháo hoa nổ trái phép còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 318 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Khung hình phạt nặng nhất của tội này là phạt tù từ 2-7 năm tù.

Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng

Khoản 2, Điều 7, Nghị định 144/2021 quy định phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với một trong những hành vi: Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng; Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng.

Tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý

Đối với các cơ sở cung cấp, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ nếu có hành vi tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý thì có thể bị xử phạt theo Điều 13 Nghị định 109/2013. Cụ thể:

Phạt tiền từ 1-5 triệu đồng nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50 triệu đồng, đối với một trong những hành vi tăng giá sau:

- Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Tăng giá theo giá ghi trong biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.

Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi tăng giá bất hợp lý nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 50-100 triệu đồng.

Mức phạt tiền cao nhất là phạt tiền từ 25-55 triệu đồng nếu có hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Tổ chức, cá nhân tăng giá bất hợp lý còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.

Có thể bạn quan tâm

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.

Người dân cần liên hệ các kênh thông tin chính thống của BHXH Việt Nam để phòng tránh lừa đảo. Ảnh nguồn baohiemxahoi.gov.vn

Cảnh báo yêu cầu cung cấp thông tin bảo hiểm y tế để lừa đảo

(GLO)- Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, thời gian gần đây, đơn vị nhận được phản ánh của một số cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc một số đối tượng mạo danh gửi giấy mời đến phụ huynh yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để thay đổi, bổ sung thông tin thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID.

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện việc đối tượng lấy cắp tài khoản (hack) Facebook cá nhân để nhắn tin messenger cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền.