Cần thận trọng khi cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những ngày gần đây, dư luận có ý kiến trái chiều về việc có nên cho học sinh dùng điện thoại trong lớp học hay không.

Không thể phủ nhận sự kết nối dễ dàng, tiện lợi, nhanh chóng mà điện thoại mang lại bên cạnh việc tìm kiếm kho tài liệu, thông tin khổng lồ từ thế giới mạng. Những thông tin được cập nhật thường xuyên, số liệu chính xác, phong phú. Đặc biệt, trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, một chiếc smartphone có kết nối internet đã khiến cho người học có thể học trực tuyến, kết nối thông tin một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, theo Ths. Phạm Văn Điều-Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Gia Lai thì: “Việc cho sinh viên dùng điện thoại có những điểm cần xem xét cho hợp lý. Nếu trong giờ học, giáo viên hướng dẫn, thuyết giảng mà học sinh, sinh viên cứ chăm chú vào điện thoại thì hiệu quả của bài giảng không đạt mức tối đa. Mặt khác, có những thông tin trên mạng chưa được kiểm chứng, các em rất dễ bị cuốn theo những xu hướng, trào lưu không chuẩn mực. Tại Trường Cao đẳng Gia Lai, chúng tôi trang bị máy tính, wifi ở thư viện để các em có thể thoải mái truy cập vào những giờ tự học, còn trên lớp thì vẫn hạn chế”.

Cô Phạm Thị Vóc-Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An (huyện Mang Yang) cũng đồng quan điểm: “Cần thận trọng khi cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp do các em còn nhỏ, có em ý thức chưa tốt, sẽ dễ bị sa đà mà quên đi việc học của chính mình”.

Chúng ta không phủ nhận những lợi ích mà cuộc cách mạng công nghệ mang lại. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc cho học sinh, sinh viên sử dụng điện thoại trong lớp học cần cẩn trọng, bởi vì nếu không để ý thì sẽ lợi bất cập hại.

Giáo dục hiện nay hướng đến sự khai phóng, cởi mở để người học có thể học tập suốt đời, nâng cao tinh thần tự học nhưng không đồng nghĩa với việc xem nhẹ vai trò của người thầy. Bởi lẽ, muốn thu hút học sinh khỏi màn hình hấp dẫn kia thì đòi hỏi người đứng lớp phải có kiến thức kiến giải phù hợp, bản lĩnh làm chủ lớp học, khả năng truyền cảm hứng để thu hút các em.

Vấn đề đặt ra ở đây là phải làm như thế nào để người học, ngoài việc thu nạp kiến thức thì còn hình thành những kỹ năng sống cơ bản trong kết nối ở cuộc sống hiện đại-mà ở đó, chiếc điện thoại đã trở thành vật dụng thiết yếu của mỗi chúng ta.

 TẠ NGỌC ĐIỆP

Có thể bạn quan tâm

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phát động Tháng Nhân đạo

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phát động Tháng Nhân đạo

(GLO)- Sáng 12-5, tại xã Đăk Pơ Pho (huyện Kông Chro), Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Huyện Đoàn Kông Chro tổ chức lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo-Trao nhận yêu thương”.

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai thăm hỏi, động viên gia đình có người bị nạn do sạt lở đất ở tỉnh Hà Tĩnh

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai thăm hỏi, động viên gia đình có người bị nạn do sạt lở đất ở tỉnh Hà Tĩnh

(GLO)- Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai vừa cùng đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên gia đình 2 nạn nhân Đinh Sơn và Đinh Hlum (cùng trú ở xã Kông Chiêng, huyện Mang Yang) bị tử vọng do sạt lở đất tại tỉnh Hà Tĩnh.
Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

(GLO)- Nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe đang ngày càng trở nên trầm trọng, Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết sẽ cho phép những người có giấy phép hành nghề y do nước ngoài cấp được phép hành nghề hợp pháp tại nước này, theo nguồn tin từ vtv.vn và TTXVN.

Trao Nhà nhân ái cho hộ nghèo xã Chư A Thai

Trao Nhà nhân ái cho hộ nghèo xã Chư A Thai

(GLO)- Ngày 7-5, ông Nguyễn Hoàng Phong-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Gia Lai đã trao số tiền 70 triệu đồng của Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ cho gia đình chị Đinh Nenh (thôn Plei Hek, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) sửa chữa nhà ở.