Cần khẩn cấp một bản đồ từ thiện lũ lụt!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mưa bão nghiêm trọng tại miền Trung đã bước vào tháng thứ hai. Cứu trợ nạn nhân do lũ lụt tại đây đang nảy sinh nhiều hệ lụy phức tạp cần giải quyết.

Đoàn cứu trợ cấp tôn cho người dân vùng lũ lụt Miền Trung lợp lại nhà tại Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh NTH
Đoàn cứu trợ cấp tôn cho người dân vùng lũ lụt Miền Trung lợp lại nhà tại Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh NTH


Thông tin thiên tai dằng dặc từ Nghệ An đến Quảng Ngãi… đã làm lay động lương tri của hàng triệu người trong, ngoài nước. Và theo đó là hàng ngàn tấn hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm; hàng ngàn tỷ đồng lại được nhiều nhóm thiện nguyện xã hội tới tấp, khẩn cấp chia sẻ đến người dân vùng lũ.
 

Sau lũ lụt nghiêm trọng, rất nhiều đồng bào Miền Trung cần cứu trợ khẩn cấp. Ảnh VT
Sau lũ lụt nghiêm trọng, rất nhiều đồng bào Miền Trung cần cứu trợ khẩn cấp. Ảnh VT


Có tuần, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đường sá nghẽn cứng vì hàng đoàn xe cứu trợ; người dân nhiều nơi như ngộp trong mì gói, gạo, mắm muối… được tặng. Có gia đình trong tuần nhận đến 35 phần quà cứu trợ. Hay ở xã Cùa, Hướng Hóa Quảng Trị, Nam Trà My, Phước Thành (Quảng Nam) mấy hôm nay cũng như ngợp trong “biển” hàng cứu trợ khẩn cấp từ khắp nơi trong cả nước đổ về.

Hàng hóa cứu trợ đổ dồn về các địa chỉ tang thương, được truyền thông hay mạng xã hội điểm danh dồn ứ, nhiều đến mức, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc huyện Nam Trà My, Quảng Nam khẩn thiết kêu gọi các đoàn cứu trợ ngưng đưa mì gói, gạo đến các xã Trà Vân, Trà Leng – là hai địa danh núi sập làm chết hàng chục người vì quá nhiều; mà hãy cung cấp tôn lợp, tiền để người dân nhiều địa phương khác trên địa bàn, ở vùng sâu, xa hơn cũng chịu tang thương không kém.

Tấm lòng người dân trong và ngoài nước chung sức sẻ chia với vùng bão lũ Miền Trung đáng trân trọng và vô cùng cần thiết trong hoàn cảnh khẩn cấp này. Thế nhưng, nó cũng để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc đối với cả người cho lẫn người nhận.

 

Hàng hóa cứu trợ bị vài đoàn từ thiện bỏ bừa bãi cho người dân nhặt được bao nhiêu thì nhặt tại Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Ảnh N.Y
Hàng hóa cứu trợ bị vài đoàn từ thiện bỏ bừa bãi cho người dân nhặt được bao nhiêu thì nhặt tại Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Ảnh N.Y


Ở xã Cùa, Quảng Trị, những tấm ảnh chụp hàng hóa cứu trợ nhiều, dư thừa đến độ có đoàn cứu trợ đổ bừa trên bờ suối để người dân nhặt được bao nhiêu thì nhặt, làm đau lòng người hảo tâm. Ở Bình Thuận, một đoàn cứu trợ bị tai nạn giao thông, cướp đi mạng sống của thiện nguyện viên trên đường đưa hàng hóa cứu trợ. Ở Quảng Bình, có đoàn cứu trợ bị kẻ xấu chặn xe, “cướp” hàng hay gây ra những cảnh chụp giật, phản cảm…

Nhiều đoàn cứu trợ hoang mang vì đến vùng lũ lụt rồi mà không biết tặng quà cho ai, ở đâu... Nhiều đoàn tìm đủ cách để mong xác định một địa điểm thực sự cần chia sẻ. Hoặc có nhóm không thể đến được nơi cần, đành ngừng xe ngay trên quốc lộ, ai xin thì cho, để ra về...

Nguyên nhân xảy ra tình trạng như kể trên là do nhiều nhóm từ thiện xã hội muốn “giao tận tay” người cần, nhưng họ lại quá thiếu thông tin chỉ dẫn địa bàn, cũng như địa chỉ cần chia sẻ.

 

Rất nhiều đoàn cứu trợ đã đến chia sẻ với nạn nhân lũ lụt Miền Trung. Ảnh VT
Rất nhiều đoàn cứu trợ đã đến chia sẻ với nạn nhân lũ lụt Miền Trung. Ảnh VT


Thấu hiểu nhu cầu của người cho lẫn người nhận, Chính phủ cũng đã ban hành chính sách cởi mở, đồng thời kêu gọi huy động các nguồn lực xã hội chung sức chia sẻ, ổn định đời sống người dân vùng lũ lụt. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc- nơi tiếp nhận hàng, tiền được nhà nước chỉ định cũng tiếp nhận một khối lượng hàng hóa, tiền mặt của nhiều các nhân, cơ quan, đơn vị. Và cơ quan này cũng “đau đầu” không kém khi tổ chức phân phối vật phẩm, tiền hàng cứu trợ công bằng, kịp thời và hơn hết là đúng địa chỉ.

Một nhà xe vận tải cho biết, mỗi ngày họ vận chuyển đến 80 tấn hàng nhu yếu từ Miền Nam về Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị… Để giải quyết tình trạng kể trên, hiện rất cần một “bản đồ từ thiện” số, để các đoàn từ thiện tìm kiếm được địa chỉ chia sẻ mong muốn; mà hơn hết tránh được tình trạng “no dồn, đói góp”, nơi thừa, nơi thiếu đang diễn ra tại Miền Trung lúc này.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/can-khan-cap-mot-ban-do-tu-thien-lu-lut-853107.ldo

Theo TRUNG HIẾU (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.