(GLO)- Sau ngày giải phóng, tỉnh Gia Lai nói chung và các vùng căn cứ cách mạng nói riêng gặp không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với truyền thống anh hùng cùng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống kinh tế, bộ mặt nông thôn các xã vùng căn cứ cách mạng đã có bước khởi sắc đáng ghi nhận.
(GLO)- 49 năm sau ngày giải phóng, người dân làng Đak Bok (xã Krong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, tập trung lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo, xây dựng nông thôn mới, tạo sự khởi sắc nhiều mặt nơi vùng căn cứ.
(GLO)- Năm 2023 là năm cuối thực hiện Đề án phát triển kinh tế-xã hội 4 làng Đồn (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) giai đoạn 2 (2021-2023). Nhiều mô hình, dự án đã được triển khai nhằm giúp người dân từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm vươn lên trong cuộc sống. Nhờ vậy, vùng căn cứ cách mạng đã có nhiều đổi thay căn bản.
(GLO)- 48 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nỗ lực của cộng đồng, những ngôi làng vùng căn cứ cách mạng ở Gia Lai đã có bước chuyển mình mạnh mẽ.
(GLO)- Căn cứ địa cách mạng Khu 10 (nay là địa bàn xã Krong, huyện Kbang) hội tụ đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa“, được tỉnh chọn làm “An toàn khu“ trong suốt 20 năm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955-1975). Mặc dù quân thù huy động nhiều phương tiện, lực lượng và dùng mọi cách để đánh phá nhưng Căn cứ địa cách mạng Khu 10 luôn đứng vững, bảo đảm an toàn cho các cơ quan đầu não của tỉnh Gia Lai.
(GLO)- Những ngày cuối tháng 4, chúng tôi có dịp trở lại vùng căn cứ cách mạng Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. Vùng đất gian khó ngày nào giờ đã “thay da đổi thịt“ khi cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần người dân không ngừng nâng cao.
(GLO)- Đội quân tóc dài là cách gọi chung cho các phong trào đấu tranh chống đế quốc Mỹ của phụ nữ và khởi nguồn từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ vào những năm 60 của thế kỷ trước. Sau này, phong trào lan rộng ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Đội quân tóc dài cùng với các lực lượng đã anh dũng chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù.
(GLO)- Thiết thực chào mừng kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2021) và 135 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886-1/5/2021), bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 27-4, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai đã tổ chức Hành trình về nguồn và Ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2021 tại làng Tăng Lăng (xã Krong, huyện Kbang).
(GLO)- Hơn 25 năm qua, chị Nguyễn Thị Thu Hà (làng C, xã Gào, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã tình nguyện chăm sóc, bảo vệ phần mộ của các liệt sĩ ở Khu di tích lịch sử cách mạng Khu 9 (TP. Pleiku ngày nay).
(GLO)- Tháng Chạp, những vạt rẫy của bà con người Bahnar ở xã Krong (huyện Kbang) cũng vào mùa ngơi nghỉ. Lúa rẫy đã được tuốt gọn, bắp đã được bẻ, chỉ còn từng vạt đậu cô ve lùn đang đương vụ chín… Trong nhà, rượu ghè đã ủ sẵn chỉ đợi ngày xuân.
(GLO)- Về thăm lại buôn Bầu (xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa), chúng tôi không khỏi xúc động xen lẫn ngỡ ngàng trước những đổi thay của một làng căn cứ kháng chiến năm xưa.
(GLO)- Ngày 6-5, Ban liên lạc Kháng chiến tỉnh đã tổ chức chuyến tham quan Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh tại xã Krong (Căn cứ cách mạng Khu 10) cho khoảng 60 thành viên là những người từng tham gia hoạt động cách mạng tại tỉnh Gia Lai qua các thời kỳ.
(GLO)- Vẫn biết cuộc sống bây giờ nơi đâu chẳng đổi thay, nhưng ở mảnh đất từng là căn cứ cách mạng như xã Sró (huyện Kông Chro), mỗi sự đổi thay dù nhỏ cũng khiến ta trân trọng, nâng niu. Bởi đấy là những mảnh đất “Lịch sử lấy nơi này làm đất chôn rau…“.
(GLO)- Trong không khí hân hoan của những ngày tháng 8 lịch sử, Ban liên lạc những người tham gia hoạt động cách mạng trong các thời kỳ kháng chiến tỉnh Gia Lai đã tổ chức hành trình “Về nguồn“ thăm lại căn cứ cách mạng tại xã Krong (huyện Kbang). Nhiều thành viên không giấu được sự xúc động sau hơn 40 năm trở về với vùng đất mình từng tham gia chiến đấu một thời.