Đổi thay ở căn cứ cách mạng buôn Bầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Về thăm lại buôn Bầu (xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai), chúng tôi không khỏi xúc động xen lẫn ngỡ ngàng trước những đổi thay của một làng căn cứ kháng chiến năm xưa.

Buôn Bầu trong kháng chiến chống Pháp là căn cứ cách mạng thuộc xã Ia Rsai, huyện H2, tỉnh Đak Lak. Trong kháng chiến chống Mỹ, buôn di dời vào rừng sâu, giáp huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Mặc cho địch nhiều lần xua đuổi, đốt phá nhưng đồng bào Bahnar ở buôn Bầu vẫn một lòng thủy chung với Đảng, nuôi giấu cán bộ, tiếp tế cho cách mạng. Đầu năm 1977, được Đảng và chính quyền vận động, người dân di dời buôn từ rừng sâu về địa điểm mới định cư (nằm cách trụ sở UBND xã Ia Kdăm bây giờ hơn 1 km).

 

Già làng Rô Du (ngồi giữa) kể về những năm tháng người dân buôn Bầu tham gia kháng chiến. Ảnh: T.Đ
Già làng Rô Du (ngồi giữa) kể về những năm tháng người dân buôn Bầu tham gia kháng chiến. Ảnh: T.Đ

Buôn Bầu bây giờ đa số là người Jrai vì “người Bahnar ở làng cũ” đã đổi sang họ Jrai gần hết; người trẻ ở vùng Jrai nên lấy vợ, sinh con đều theo họ Jrai. Cả buôn chỉ có 2 hộ người Bahnar từ huyện Kông Chro mới chuyển đến. Ở buôn Bầu, “người làng cũ” còn lại là già làng Rô Du đã hơn 70 tuổi nhưng nhanh nhẹn, tay chân còn rắn chắc như cây le già. Nhớ về những năm tháng hào hùng, ông Rô Du kể rành rọt đầy tự hào: “Làng ở trong rừng sâu nuôi giấu cán bộ cách mạng nằm vùng như các ông: Kpă Nông-Khu ủy Khu 5, ông Ma Dăm (người Kinh, dân Bình Định, sau này làm Giám đốc Nông trường Bông Ayun Pa cũ). Mặc cho địch càn quét, 2 lần bao vây đốt làng để trả thù nhưng bà con không sợ,  vẫn đi theo cách mạng. Bà con tích cực tham gia tiếp tế lúa gạo, xoong nồi, cung tên cho cách mạng. Có lúc gùi hàng tiếp tế lên Đak Lak, có lúc lại chuyển hàng xuôi xuống huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Có gia đình ủng hộ 2-3 tấn lúa. Làng hiện có 9 gia đình có công với cách mạng được hưởng chế độ đãi ngộ của Nhà nước…”.

Suốt 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc đầy khó khăn gian khổ, người dân buôn Bầu luôn một lòng tin tưởng vào Đảng và Nhà nước. Những năm gần đây, trong khi một số người Jrai ở các làng, các xã trong vùng bị bọn phản động FULRO, “Tin lành Đê-ga” dụ dỗ, lôi kéo, xúi giục làm điều sai trái, gây mất an ninh chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc thì lòng tin vào Đảng và Nhà nước của người dân buôn Bầu vẫn không hề thay đổi.

Bà Nay H’Moanh-Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Ia Kdăm được tăng cường xuống làm Bí thư chi bộ buôn Bầu cho hay: Chi bộ có 11 đảng viên là nòng cốt lãnh đạo các phong trào phát triển sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa và đảm bảo an ninh trật tự trong buôn. Trong tổng số 98 hộ của buôn hiện vẫn còn 58 hộ nghèo, 6 hộ cận nghèo. Dù còn nhiều khó khăn nhưng cuộc sống của người dân đã có những chuyển biến tích cực. Bà con chủ yếu trồng mì, lúa rẫy và điều. “Năm nay, cây mì được giá nên dân làng chuyển 44,8 ha đất lúa rẫy sang trồng mì. Ở làng cũ trên núi nhà nào cũng có rẫy trồng mì. Tài sản lớn của người dân buôn Bầu là đàn bò có đến mấy trăm con, hiếm có nhà nào không nuôi bò. Siêng năng chăm chỉ, buôn giờ có hàng chục hộ thuộc diện giàu, có nhà to, sắm được xe máy, máy cày để đi lại và vận chuyển vật tư, nông sản”-già làng Rô Du nói.

Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước từ nhiều chương trình, dự án khác nhau, hầu hết nhà ở của người dân buôn Bầu đã được xây dựng kiên cố; đường sá được quy hoạch bài bản theo ô bàn cờ, vườn tược được rào giậu bài bản. Chính quyền đang tích cực vận động người dân di dời chuồng bò, chuồng heo ra khỏi gầm nhà sàn, nhốt riêng tách biệt với khu nhà ở để đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng-chống dịch bệnh. Không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, người dân nơi đây cũng đang tích cực tăng gia sản xuất, xây dựng cuộc sống, góp công lao động và vật liệu để chung sức với Nhà nước bê tông hóa đường nội thôn kiên cố, sạch đẹp.

Trần Đức

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null