Cận cảnh khai thác rong mơ tuyệt đẹp của ngư dân Quảng Ngãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ đầu tháng 6 đến nay, hàng trăm ngư dân ven biển ở các xã Bình Châu, Bình Hải, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi) đi khai thác rong mơ, mỗi ngư dân kiếm được từ 750.000 - 1 triệu đồng/ngày/.
Bắt đầu từ 5 giờ sáng, ngư dân Quảng Ngãi ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, H.Bình Sơn đã dùng thuyền, thúng đi ra biển cách bờ từ 500 - 800 m, gần Hòn Nhàn để khai thác rong mơ.
Khi đến nơi, ngư dân dùng lưới vây khoanh lại một vùng khoảng 50 m2, một người dùng bình ô xy lặn xuống nước để cắt rong, người còn lại ngồi trên thúng.
 
Theo ngư dân ở đây, rong mơ bắt đầu có từ tháng 3 - 7 hằng năm. Tuy nhiên, do để cho các loài cá, tôm vào đây trú ngụ, đẻ trứng, sinh sản nên phải chờ đến tháng 6 mới bắt đầu thu hoạch. Ảnh: Phạm Anh
Theo ngư dân ở đây, rong mơ bắt đầu có từ tháng 3 - 7 hằng năm. Tuy nhiên, do để cho các loài cá, tôm vào đây trú ngụ, đẻ trứng, sinh sản nên phải chờ đến tháng 6 mới bắt đầu thu hoạch. Ảnh: Phạm Anh
 
Bắt đầu từ 5 giờ sáng, ngư dân ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu đã dùng thuyền, thúng đi ra biển cách bờ khoảng 500 - 800 m gần Hòn Nhàn để khai thác rong mơ. Ảnh: Phạm Anh
Bắt đầu từ 5 giờ sáng, ngư dân ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu đã dùng thuyền, thúng đi ra biển cách bờ khoảng 500 - 800 m gần Hòn Nhàn để khai thác rong mơ. Ảnh: Phạm Anh
 
Ngư dân dùng lưới vây khoanh lại một vùng khoảng 50 m2, một người dùng bình ô xy lặn xuống nước để cắt rong. Ảnh: Phạm Anh
Ngư dân dùng lưới vây khoanh lại một vùng khoảng 50 m2, một người dùng bình ô xy lặn xuống nước để cắt rong. Ảnh: Phạm Anh
 
Rong mơ được cắt thả nổi lên trên mặt nước, người trên thúng dùng cây sào bằng tre nối với móc sắt lần lượt vớt rong lên trên bè hoặc thúng. Ảnh: Phạm Anh
Rong mơ được cắt thả nổi lên trên mặt nước, người trên thúng dùng cây sào bằng tre nối với móc sắt lần lượt vớt rong lên trên bè hoặc thúng. Ảnh: Phạm Anh
 
Khi rong đầy thúng, cả hai sẽ kéo thành phẩm vào trong bờ để phơi khô rồi bán cho thương lái. Ảnh: Phạm Anh
Khi rong đầy thúng, cả hai sẽ kéo thành phẩm vào trong bờ để phơi khô rồi bán cho thương lái. Ảnh: Phạm Anh
 
Ngư dân Nguyễn Hoàng (51 tuổi) trú thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu cho biết, từ 5 giờ sáng hai vợ chồng ông đã đi khai thác rong mơ. Đến 9 giờ sáng khi bè đầy ắp rong, hai vợ chồng ông kéo vào bờ để phơi khô. Một ngày hai vợ chồng hái được 100 - 150 kg rong mơ khô. Ảnh: Phạm Anh
Ngư dân Nguyễn Hoàng (51 tuổi) trú thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu cho biết, từ 5 giờ sáng hai vợ chồng ông đã đi khai thác rong mơ. Đến 9 giờ sáng khi bè đầy ắp rong, hai vợ chồng ông kéo vào bờ để phơi khô. Một ngày hai vợ chồng hái được 100 - 150 kg rong mơ khô. Ảnh: Phạm Anh
 
“Làm nghề này cực nhất là lúc lặn xuống nước cắt rong và đội nắng phơi rong. Rong khi khai thác lên được phơi khô trong ngày để bán cho thương lái lấy tiền trang trải cuộc sống. Rong mơ khô được thương lái thu mua với giá 7.500 đồng/kg, mỗi ngày hai vợ chồng khai thác khoảng 150 kg rong khô, thu nhập hơn 1 triệu đồng/ngày”, ông Hoàng nói. Ảnh: Phạm Anh
“Làm nghề này cực nhất là lúc lặn xuống nước cắt rong và đội nắng phơi rong. Rong khi khai thác lên được phơi khô trong ngày để bán cho thương lái lấy tiền trang trải cuộc sống. Rong mơ khô được thương lái thu mua với giá 7.500 đồng/kg, mỗi ngày hai vợ chồng khai thác khoảng 150 kg rong khô, thu nhập hơn 1 triệu đồng/ngày”, ông Hoàng nói. Ảnh: Phạm Anh
 
Vụ khai thác rong mơ chỉ diễn ra trong vòng 20 - 30 ngày, do vậy ngư dân địa phương ai nấy cũng tranh thủ đi khai thác. Ảnh: Phạm Anh
Vụ khai thác rong mơ chỉ diễn ra trong vòng 20 - 30 ngày, do vậy ngư dân địa phương ai nấy cũng tranh thủ đi khai thác. Ảnh: Phạm Anh
 
Ngư dân khai thác quy mô lớn thì sử dụng tàu, thuyền cùng máy nén khí ô xy để lặn, còn khai thác nhỏ thì dùng thúng bơi ra vùng biển ven bờ là có thể làm được. Ảnh: Phạm Anh
Ngư dân khai thác quy mô lớn thì sử dụng tàu, thuyền cùng máy nén khí ô xy để lặn, còn khai thác nhỏ thì dùng thúng bơi ra vùng biển ven bờ là có thể làm được. Ảnh: Phạm Anh
 
Trên bờ, hàng chục phụ nữ tranh thủ phơi rong cho khô để kịp bán cho thương lái. Rong được các ngư dân phơi dọc bờ biển dài hàng km, nhìn trên cao xuống như những mảnh ruộng trồng hoa màu sát biển. Ảnh: Phạm Anh
Trên bờ, hàng chục phụ nữ tranh thủ phơi rong cho khô để kịp bán cho thương lái. Rong được các ngư dân phơi dọc bờ biển dài hàng km, nhìn trên cao xuống như những mảnh ruộng trồng hoa màu sát biển. Ảnh: Phạm Anh
 
Bà Lê Thị Thái (47 tuổi) - thương lái thu mua rong mơ khô cho hay, cứ đến đầu giờ chiều ra bờ biển là có ngư dân đem rong mơ khô đến bán. Mỗi ngày bà thu mua hơn 1 tấn rong khô. Năm nay ngư dân khai thác hiệu quả nên rong rất đẹp, được giá thành cao. Ảnh: Phạm Anh
Bà Lê Thị Thái (47 tuổi) - thương lái thu mua rong mơ khô cho hay, cứ đến đầu giờ chiều ra bờ biển là có ngư dân đem rong mơ khô đến bán. Mỗi ngày bà thu mua hơn 1 tấn rong khô. Năm nay ngư dân khai thác hiệu quả nên rong rất đẹp, được giá thành cao. Ảnh: Phạm Anh
 
Nhờ sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương và cộng đồng, năm nay việc khai thác rong mơ đã diễn ra đúng thời điểm. Ảnh: Phạm Anh
Nhờ sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương và cộng đồng, năm nay việc khai thác rong mơ đã diễn ra đúng thời điểm. Ảnh: Phạm Anh
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Văn Nguyên, Chủ tịch UBND xã Bình Châu cho biết, bờ biển xã Bình Châu dài 17 km, có rất nhiều loài thuỷ hải sản sinh sống và trú ngụ. Đặc biệt vào mùa này rong mơ phát triển rất mạnh nên ngư dân ở đây đi khai thác rất nhiều.
“Về khai thác rong mơ, chính quyền địa phương đã tuyên truyền bà con ngư dân khai thác đúng thời điểm không được khai thác quá sớm. Vừa khai thác vừa bảo tồn để năm sau cây rong còn phát triển cho bà con khai thác lâu dài, bền vững”, ông Nguyên nói.
Theo Phạm Anh - Hải Phong (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.