Cẩm nang hữu ích về hoa văn Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giới hạn ở việc phân tích hoa văn trên lĩnh vực mỹ thuật cổ truyền của người Việt nhưng cuốn 'Hoa văn Việt Nam từ thời tiền sử đến nửa đầu thời kỳ phong kiến' xứng đáng là cẩm nang cần thiết cho những ai làm việc trong lĩnh vực văn hóa.

 

 Một trang sách Hoa văn Việt Nam - Ảnh: Đ.Q.T.H.
Một trang sách Hoa văn Việt Nam - Ảnh: Đ.Q.T.H.



...Nguyễn Du Chi chọn lựa đề tài Hoa văn Việt Nam như dấu ấn tổng kết cả quá trình nghiên cứu mỹ thuật cổ Việt Nam suốt mấy chục năm của mình. Đây là việc không dễ vì hoa văn chiếm tỉ lệ rất lớn trong số tư liệu lưu trữ được, cần phải có sự cảm nhận tinh tế và cần mẫn mới có thể đảm đương công trình này.
 

PGS Nguyễn Lương Tiểu Bạch
(nguyên viện trưởng Viện Mỹ thuật)



Gần 40 năm nghiên cứu mỹ thuật, phó giáo sư Nguyễn Du Chi đã cùng đồng nghiệp góp phần xây dựng phòng trưng bày Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, làm báo cáo điền dã hàng trăm di tích, thực hiện mấy nghìn bản rập hoa văn họa tiết mỹ thuật cổ; thực hiện chụp ảnh, đo đạc về các kiến trúc, điêu khắc cổ sau đó chú thích tư liệu ảnh và tư liệu Hán văn trên văn bia để lập thư mục tra cứu di tích cho kho tư liệu của Viện Mỹ thuật.

Tâm huyết cả cuộc đời ấy của ông được thể hiện sinh động trong cuốn sách Hoa văn Việt Nam từ thời tiền sử đến nửa đầu thời kỳ phong kiến (NXB Hồng Đức).

Sách dày gần 300 trang, có gần 600 hình minh họa, chia làm ba chương: Hoa văn thời tiền sử, Hoa văn thời sơ sử, Hoa văn nửa đầu thời phong kiến.

Ở mỗi chương, tác giả đều khái quát tình hình xã hội, bối cảnh lịch sử rồi mới đi sâu mô tả, phân tích các hoa văn, biểu tượng của nó trong xã hội, mối quan hệ giữa hoa văn đó với các nền văn hóa khác trong khu vực.

Các hoa văn được ông mô tả chi tiết, thể hiện trên đa dạng loại hình nghệ thuật của cuộc sống, từ công cụ lao động, đồ trang trí đến vật thiêng để thờ tự như: rìu đá, trán bia, trống đồng, đĩa gốm, gạch, mảng chạm trên đình làng, tượng…

Về hoa văn lấy từ đề tài hiện thực, theo ông, dù là đề tài hiện thực, các hoa văn vẫn có tính chất biểu tượng thâm thúy.

"Ví dụ cây trúc chẳng hạn. Cây trúc mình thẳng ngọn uốn cong la đà trước gió đẹp là thế nhưng người ta chạm trúc ở đây là biểu tượng cho người quân tử. Trúc mọc thẳng, lòng lại rỗng như tâm hồn của người quân tử, ngay thẳng trong sạch không vụ lợi.

Còn con chim bay lượn dành cho kẻ tiểu nhân, lòng dạ hẹp hòi… Bởi vậy không bao giờ được chạm con chim đậu trên cành trúc vì kẻ tiểu nhân không thể đậu lên người quân tử...".

Rất tiếc là viết đến mục Hoa văn hình hoa mẫu đơn, tác giả đột ngột ốm nặng rồi qua đời vì bạo bệnh vào năm 2000. Cuốn sách vì vậy thiếu hẳn phần hoa văn từ thế kỷ 16 đến hết thời Nguyễn, nửa đầu thế kỷ 20.

Chỉ giới hạn ở việc khảo sát, phân tích hoa văn trên lĩnh vực mỹ thuật cổ truyền của người Việt nhưng cuốn sách xứng đáng là cuốn cẩm nang cần thiết, hữu ích cho những ai yêu thích và làm việc trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

 

Theo ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.