Cái đẹp trong văn học dân gian Jrai, Bahnar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cái đẹp ở đây được hiểu trong phạm vi nghệ thuật dưới góc nhìn chủ quan đối với khách thể của một người hay một lớp người trong cùng môi trường, không gian và thời gian nhất định. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến cái đẹp dưới góc nhìn chân thực cuộc sống của cộng đồng dân tộc bản địa, cụ thể là lĩnh vực tình yêu lứa đôi được thể hiện trong văn học dân gian của người Jrai, Bahnar.
Những nhân vật lý tưởng trong sử thi (hri/hơamon) của các dân tộc bản địa Tây Nguyên, ta thường bắt gặp hình ảnh trai tài, gái sắc, như: Đăm Noi, Hbia Răk, Hbia Drang… Đó là những con người có sức mạnh như thần có thể dời non lấp bể, có tài trí hơn người; các cô gái thì đẹp tựa như hoa rừng, như sông suối trong nguồn, siêng năng và có ích cho mọi người.
Mô tả người con trai đẹp (Diông) dưới con mắt của nàng Bia Vai và Bia Drang Maih trong sử thi Bahnar Diỡ Hao Jrang: “Đẹp sáng cả mặt nước/chói chang cả lá rừng/xinh như ong vò vẽ/gọn hơn thân nhện đực/thon thả tựa ong chúa”. Cũng lối tả này để diễn đạt cái đẹp ngoại hình: “Bụng chàng nhỏ như người ta nén/lưng chàng thon như thân cây đẽo/mắt chàng đẹp như trăng ngày rằm chiếu sáng…”.
Và ở người con gái, những nét chuẩn về cái đẹp theo quan niệm của cộng đồng Bahnar xưa: “Răng trắng má lại hồng/xinh tươi chẳng ai bằng/chân đi không vòng kiềng/lưng thẳng chẳng hề gù/tóc mượt mà không xù/đầu càng không hề nhọn/cổ nàng càng không ngắn…”.
Tả về nét đẹp của Bia Brâu trong Hơamon Bia Brâu: “Bước đi uyển chuyển nhẹ nhàng/lung linh sáng cả một vùng xung quanh/Sáng ngời bắp chân-sấm dữ dội/Sáng chói đầu gối-giông tố nổi/sáng trắng bắp đùi-mưa ngập nguồn sông Ba, sông Ayun/ba trăm lớp váy màu đen thẫm/da thịt vẫn như lúc khỏa thân…”. Ở đây, đoạn mô tả về người con gái đẹp vừa cụ thể vừa có nét khái quát với góc nhìn từ xa đến gần mang yếu tố chủ quan, cùng độ rung cảm chân thật với niềm đam mê mãnh liệt. 
Cũng lối diễn đạt về cái đẹp của người con gái theo mô típ này, người Jrai đã tả: “Bắp vế em như cọng môn/bắp đùi em như cây chuối/thân em như lá cót/em đẹp quá em ơi!”.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Có thể nói, với 2 cách diễn tả về cái đẹp của phụ nữ ở người Bahnar và người Jrai tuy có khác nhau về cường độ của chủ thể nhưng sự thể hiện hết sức chân thực, truyền thống và cũng rất hiện đại. Đối với người đàn ông, ngoài vẻ đẹp hình thức, trong góc nhìn của người phụ nữ, họ còn yêu cầu về phẩm chất, đó là sự phóng khoáng, lòng dũng cảm và siêng năng. Họ coi thường những kẻ đóng khố mà chỉ lang thang nơi gầm nhà sàn, chân cầu thang, lại thêm “cái cuốc không biết cầm/con dao chẳng biết chặt…”.
Trong tình yêu nam nữ, người con trai cũng như con gái Bahnar, Jrai bao giờ cũng đặt nặng tính thủy chung làm đầu. Ở các bài dân ca, ca dao về tình yêu đôi lứa đã thể hiện khá tập trung về chủ đề này: “Ta gặp nhau, biết nhau như Yàng đã sắp đặt cho ta bên nhau suốt đời/dù có chết phải chôn chung một hòm như đã hứa và hãy đi chung một đường đến tận nơi cuối trời…” (dân ca Jrai).
Các cung bậc tình yêu đôi lứa, có khi mặn nồng nhưng có lúc hờ hững, nhạt nhòa và người phụ nữ luôn là người chịu nhiều thiệt thòi, mất mát: “Anh ơi! ngày xưa chúng mình ăn cơm cùng nồi, ăn canh cùng bát, uống nước cùng bầu. Mà giờ đây anh đã quên, tình anh đã tàn phai…” (dân ca Jrai). Chuyện “tham đó bỏ đăng” trong tình cảm lứa đôi cũng không phải là điều hiếm gặp: “Hãy về nhà đi anh/đừng tham chi tôm dưới suối/đừng mê chi cá dưới sông…”.
Qua một số dẫn chứng trong văn học dân gian ở cộng đồng Jrai, Bahnar, có thể thấy, sự quan sát, diễn đạt về cái đẹp và tình yêu hết sức độc đáo từ những hình tượng vừa cụ thể vừa khái quát nói lên được các cung bậc của cảm xúc, thể hiện được chân thực cuộc sống.
Với lối so sánh một cách hình tượng và cách nói đối song trùng thông qua các hình ảnh cụ thể, gần gũi trong đời sống sinh hoạt hàng ngày đã tạo ra mối liên tưởng đầy sinh động làm cho người đọc, người nghe có xúc cảm thẩm mỹ và thấu hiểu. Nếu ta tìm hiểu sâu thêm về ngôn ngữ của từng dân tộc bản địa và tâm lý cộng đồng, chắc chắn sẽ còn nhiều điều thú vị.
BÙI QUANG VINH

Có thể bạn quan tâm

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

null