Cách phòng tránh đột tử ở người trẻ tuổi khi tập thể dục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chuyên gia y tế cho hay tình huống đột tử khi tập thể dục thường xảy ra ở người trẻ tuổi hơn người cao tuổi, bởi sự khác biệt trong cường độ luyện tập và mức độ hiểu biết về tình trạng sức khỏe bản thân.

Trả lời nhật báo The Indian Express, tiến sĩ, bác sĩ Balbir Singh - chuyên gia tim mạch của Bệnh viện Max (trụ sở tại New Delhi, Ấn Độ), cho biết khác với người cao tuổi, người trẻ thường vận động hoặc tập luyện với cường độ cao hơn. Do vậy, nếu họ mắc phải một số bệnh lý liên quan đến tim mạch mà không hay biết, sẽ dẫn tới nguy cơ cao bị đột tử khi tập luyện quá sức.

Nếu mắc phải một số bệnh lý liên quan đến tim mạch mà không hay biết, sẽ dẫn tới nguy cơ cao bị tử vong bất ngờ khi tập luyện quá sức. Ảnh: Shutterstock

Nếu mắc phải một số bệnh lý liên quan đến tim mạch mà không hay biết, sẽ dẫn tới nguy cơ cao bị tử vong bất ngờ khi tập luyện quá sức. Ảnh: Shutterstock

Cụ thể, bác sĩ Singh cho hay tình trạng lâm sàng mang tên "bệnh cơ tim phì đại" là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến người trẻ tuổi có thể bất ngờ tử vong khi vận động.

Bệnh cơ tim phì đại chủ yếu là do di truyền. Đa số người mắc thường không có dấu hiệu cụ thể, một số chỉ xuất hiện triệu chứng khi họ vận động hoặc tập luyện gắng sức. Lúc này, ngực của họ sẽ bị đau, nhịp tim rối loạn, mệt mỏi cực độ và bất tỉnh. Nếu không kịp thời cứu chữa có thể dẫn đến ngừng tim và tử vong.

Theo bác sĩ Singh, cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ đột tử khi vận động thể thao là cần phải hiểu rõ về sức khỏe của mình. Những người trẻ tuổi cũng cần kiểm tra sàng lọc sớm để kịp thời phát hiện những bất thường của tim. Bên cạnh đó cũng không nên tập luyện quá gắng sức, nếu cảm thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng nhờ những người xung quanh hỗ trợ.

Ngoài bệnh cơ tim phì đại, bác sĩ Singh cũng cảnh báo rằng một số loại bột protein trôi nổi trên thị trường - được giới thiệu là giúp xây dựng cơ bắp, có ích cho người hay vận động, nhưng hoàn toàn không được cơ quan chức năng kiểm định - cũng có thể chứa kim loại nặng, chất béo bão hòa, đường hoá học… Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ gây tích tụ độc tố, tạo điều kiện khởi phát đau tim hay đột quỵ.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.