Cách làm hay của Dự án IFAD ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Dựa trên thế mạnh sẵn có, 5 địa phương tham gia Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (IFAD) tỉnh đã lựa chọn những cây trồng, vật nuôi chủ lực xây dựng và phát triển thành chuỗi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Qua thời gian thực hiện, đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng được các chuỗi giá trị chủ lực của các địa phương được hưởng lợi từ dự án để chuẩn bị nhân rộng ra các địa phương khác trong thời gian tới.

Nằm trong hợp phần phát triển chuỗi giá trị vì người nghèo của Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (IFAD), tiểu hợp phần các dịch vụ khuyến nông và nghiên cứu kỹ thuật phát triển chuỗi giá trị đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện các mô hình tại các xã trong vùng dự án. Trung tâm đã xây dựng các mô hình khuyến nông, tổ chức các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với điều kiện thực tế tại các xã, giúp nông dân học tập, áp dụng đưa vào sản xuất.

Đặc biệt, nhằm nâng cao sức cạnh tranh và năng lực sản xuất của nông dân và tăng cường mối liên kết trong chuỗi giá trị tạo sức mạnh tổng thể của chuỗi, Dự án IFAD đã thực hiện tư vấn trong nước về các chuỗi giá trị trên cây trồng, vật nuôi như: chuỗi giá trị cà phê ở Đak Đoa, bắp tại Kông Chro, mía tại Kbang và bò tại Krông Pa… mang lại nhiều kết quả khả quan.
 

Cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cà phê. Ảnh: N.H
Cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cà phê. Ảnh: N.H

Ông Nhưn (làng Brăng, xã Trang, huyện Đak Đoa) cho biết: Nhờ Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh hỗ trợ về mọi mặt, nhóm chung sở thích trồng cà phê chúng tôi được tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê theo tiêu chuẩn 4C, được kết nối với các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp cung cấp cho thành viên kịp thời vụ. Sản phẩm làm ra còn được doanh nghiệp thu mua với mức giá cao hơn thị trường. Phương pháp sản xuất mới này không chỉ giúp các thành viên trong nhóm chung sở thích hưởng lợi nhiều mà còn nâng cao được trình độ sản xuất nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn.

Ông Trần Khương Vũ-Phó Trưởng ban Hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp huyện Kông Chro cho biết thêm: Dự án IFAD triển khai tại các xã: Đak Pơ Pho, Chư Krey, Đak Tơ Pang, Đak Pling và Sơ Ró của huyện là những xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Qua thời gian thực hiện, tiểu hợp phần các dịch vụ khuyến nông đã mang lại kết quả thiết thực. Một trong những điểm nổi bật của Dự án là xây dựng được chuỗi giá trị cây bắp làm cây trồng chủ lực của huyện trong thời gian tới.
 

Sáng 16-11, tại TP. Pleiku, Ban Điều phối Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (IFAD) tỉnh đã tổ chức tập huấn khảo sát đánh giá tác động cuối kỳ (RIMS) của dự án tại 26 xã ở 5 huyện: Đak Đoa, Kbang, Kông Chro, Ia Pa và Krông Pa. Tham dự lớp tập huấn có lãnh đạo Ban Điều phối Dự án tỉnh; Ban Hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp các huyện cùng đại diện các xã được hưởng lợi từ dự án. Cuộc khảo sát bao gồm 2 phần: khảo sát hộ gia đình và khảo sát về tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em. Trong đó sẽ khảo sát trực tiếp 900 hộ tại 5 huyện trong vùng Dự án thông qua các phiếu câu hỏi…

Ông Trịnh Quốc Việt-Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết: Thực hiện tiểu hợp phần về các dịch vụ khuyến nông, nghiên cứu các chuỗi giá trị cây trồng, vật nuôi của Dự án IFAD, đến nay, Trung tâm đã lựa chọn được 8 mô hình để nhân rộng gồm: cà phê, mía, bắp và nuôi bò (mỗi loại 2 mô hình). Đây là những mô hình được Trung tâm thực hiện sát với thực tế, phù hợp với điều kiện canh tác của người dân mà ngành Nông nghiệp muốn nhân rộng trong thời gian tới.

Theo ông Việt, một trong những cách làm hay của Dự án IFAD là tập hợp được các nhóm nông dân để thành lập các nhóm chung sở thích, dẫn dắt họ đi đúng xu thế phát triển kinh tế thị trường hiện nay. Đây chính là tiền đề để thành lập các tổ hợp tác và hợp tác xã trong tương lai. Đặc biệt, dự án có một số quỹ hoạt động rất hiệu quả như quỹ hoạt động nhóm, hoạt động doanh nghiệp để các nhóm kết nối với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Cách làm này rất hiệu quả, vì vậy nên xem xét kéo dài thêm dự án để giúp nông dân trên địa bàn tỉnh được hưởng lợi từ cách làm mới mẻ và hiệu quả của dự án.

Nguyễn Hồng

Có thể bạn quan tâm

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Tọa đàm, ký kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây

Tọa đàm, ký kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây

(GLO)- Ngày 30-10, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Păh và UBND xã Nghĩa Hòa tổ chức tọa đàm liên kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây trên địa bàn xã với sự tham gia của các hợp tác xã và 25 hộ trồng chanh dây trên địa bàn.

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.