Hiện nay hầu như ai cũng đã sở hữu ít nhất một điện thoại thông minh để giải trí, học tập và cả phục vụ cho công việc. Sự phổ biến của các ứng dụng ngân hàng hay ví điện tử trên điện thoại di động thúc đẩy giao dịch trực tuyến tăng mạnh và đây cũng là mục tiêu của kẻ gian khi con mồi là những người dùng chưa có kiến thức nhiều về bảo mật cho điện thoại.
Theo ông Ngô Trần Vũ, Giám đốc NTS Security: "Điện thoại thông minh có thể xem như một máy tính thu nhỏ, tuy nhiên, hầu hết người dùng phổ thông đều không ý thức cần bảo vệ nó như với một chiếc máy tính để bàn (desktop) hay máy tính xách tay (laptop), trong khi nó chứa đựng rất nhiều tài khoản và thông tin cá nhân".
Điện thoại thông minh đang dần trở nên phổ biến |
Nhận diện một số chiêu thức vẫn làm nhiều người sập bẫy
Theo ông Ngô Trần Vũ, kẻ gian tiếp cận 'con mồi' theo hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp là khi kẻ gian thực hiện các cuộc gọi điện thoại để yêu cầu hoặc dẫn dụ nạn nhân làm theo các chỉ dẫn như chuyển khoản ngân hàng. Hình thức này là kẻ gian đã nắm được ít nhiều thông tin của mục tiêu, thường là họ tên, năm sinh, nghề nghiệp hay khu vực nơi họ đang sinh sống. Do đó, chúng dùng những thông tin này để tạo sự tin cậy khi gọi điện, hoặc giả danh đại diện viện kiểm sát, công an, cơ quan thuế để hù dọa nạn nhân.
Với hình thức gián tiếp, kẻ gian tiếp cận mục tiêu qua các kênh mạng xã hội, kênh nhắn tin như Facebook Messenger, Telegram hay Zalo. Chúng giả danh người quen hoặc nhân viên ngân hàng, công chức từ sở ban ngành hay công an khu vực để gửi những đường dẫn trang web (link) mời nạn nhân nhấn vào xác nhận thông tin. Qua đó, mã độc (malware) thâm nhập vào điện thoại nạn nhân, hoặc trường hợp phổ biến khác là nạn nhân bị lừa tải các ứng dụng độc hại mạo danh ứng dụng tài chính, cho vay hay ứng dụng định danh công dân mức 2 cài đặt lên điện thoại.
Ông Vũ cho biết: "Hình thức trực tiếp đã được báo chí và cơ quan chức năng cảnh báo quyết liệt nên người dân cũng đã gia tăng cảnh giác. Tuy nhiên, với hình thức gián tiếp thì thói quen nhấn vào các đường link 'hấp dẫn' hoặc tải ứng dụng giả mạo thì khó ngăn chặn hơn bởi người dùng phổ thông khó nhận biết".
Cách tạo lá chắn mạnh mẽ cho điện thoại
Theo ông Vũ, người dùng phổ thông thường lo ngại quá nhiều khâu cài đặt hoặc khó khăn khi học các kiến thức phòng vệ. Do đó, để không phải mất quá nhiều thao tác thì có thể dựa vào lá chắn đáng tin cậy như Kaspersky Mobile Security (KMS). Do ứng dụng này đang được hơn 400 triệu lượt cài đặt từ người dùng quốc tế thông qua chợ ứng dụng Google Play hoặc App Store (tải dùng bản miễn phí).
Điện thoại cũng cần có một "ổ khóa" để bảo vệ dữ liệu |
Không chỉ bao gồm chức năng chống mã độc thâm nhập vào điện thoại, ứng dụng bảo mật này quét trên điện thoại để tìm những ứng dụng độc hại hoặc nguy cơ gây hại để ngăn chặn. KMS giúp bạn quản lý quyền hạn mà các ứng dụng yêu cầu từ điện thoại của bạn, qua đó dễ nhận diện các ứng dụng giả mạo.
Dữ liệu cá nhân và tài chính có trên điện thoại sẽ được bảo vệ, chống thất thoát ngay cả khi điện thoại bị mất cắp thì ứng dụng sẽ khóa và hủy dữ liệu bên trong từ xa hoặc nhận diện khi máy bị thay đổi SIM, tránh rơi vào tay kẻ gian.
Điểm mạnh khác của KMS là phần ngăn chặn liên kết (link) độc hại được kẻ gian gửi đến người dùng qua các công cụ nhắn tin như Facebook Messenger hay Telegram…, hoặc cảnh báo liên kết gây hại khi lướt web trên trình duyệt. Theo đó, người dùng sẽ có 'cảnh vệ' nhắc nhở và cảnh báo trước các thao tác trên điện thoại tạo ra nguy cơ bị kẻ gian chiếm quyền điều khiển hoặc mã độc thâm nhập.
"Nơi nào chứa túi tiền thì nơi ấy cần được bảo vệ chặt chẽ. Tương tự với chiếc điện thoại lưu nhiều tài khoản quan trọng như tài khoản ngân hàng", ông Vũ nhấn mạnh.