Các hãng hàng không không được dồn, hủy chuyến bay

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Liên quan tới việc triển khai dự án cải tạo nâng cấp đường băng tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể yêu cầu các hãng hàng không phải cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời tới hành khách. Trong đó, các hãng hàng không không được hủy chuyến, dồn chuyến, thay đổi giờ bay vì lý do chủ quan, đảm bảo mọi quyền lợi của hành khách theo đúng quy định của pháp luật.

Các hãng hàng không không được phép được dồn, hủy chuyến bay (ảnh minh hoạ). Ảnh: Đ.Tiến
Các hãng hàng không không được phép được dồn, hủy chuyến bay (ảnh minh hoạ). Ảnh: Đ.Tiến


Trong thư gửi tới hành khách tham gia vận chuyển bằng đường hàng không vào chiều ngày 7-7, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã bày tỏ sự cảm ơn tới hành khách đã luôn ủng hộ, tin tưởng và sử dụng dịch vụ của các hãng hàng không trong nước thời gian qua; giúp các hãng hàng không duy trì hoạt động kinh doanh, bước đầu vượt qua khó khăn bởi sự tác động nghiêm trọng của dịch bệnh COVID-19; tạo động lực cho các hãng hàng không nói riêng và toàn ngành hàng không Việt Nam nói chung trong nỗ lực khôi phục thị trường cũng như khôi phục đà phát triển trong thời gian tới.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, hiện nay, do phải khai thác vượt tần suất thiết kế nên hệ thống đường cất hạ cánh, đường lăn của 2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã bị xuống cấp và ngày càng nghiêm trọng dẫn đến có thể phải dừng khai thác hoạt động bay; điều đó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nhu cầu đi lại của nhân dân và ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, đối ngoại cũng như gây mất an toàn, an ninh hoạt động hàng không tại 2 Cảng hàng không.

Trước tình hình đó, ngày 29-6-2020 vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức khởi công các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống đường cất hạ cánh, đường lăn của 2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành giao thông thừa nhận, việc luân phiên đóng cửa đường cất hạ cánh để nâng cấp, cải tạo cho đến khi hoàn thành toàn bộ các dự án trước Tết Nguyên đán năm 2022 sẽ ảnh hưởng đến năng lực khai thác, kế hoạch khai thác của các hãng hàng không cũng như của các Cảng hàng không liên quan, dẫn đến ảnh hưởng kế hoạch đi lại, cũng như tạo nên sự phiền toái nhất định đối với khách. Bộ Giao thông Vận tải và các hãng hàng không rất mong nhận được sự chia sẻ, thông cảm của hành khách.

Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải thường xuyên chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam và các hãng hàng không phải cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời tới hành khách; trong đó các hãng hàng không không được hủy chuyến, dồn chuyến, thay đổi giờ bay vì lý do chủ quan, đảm bảo mọi quyền lợi của hành khách theo đúng quy định của pháp luật.

Dự án Cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh 11L/29R (1A) có kích thước 3.200x45m và đường cất hạ cánh 11R/29L (1B) có kích thước 3.800mx45m; xây dựng mới các đường lăn thoát nhanh S3A, S5B, S6B; cải tạo, nâng cấp các đường lăn hiện hữu (S1, S1A, S2, S3, S4, S5, S5A, S6, S7); xây dựng các công trình phục vụ quản lý bay, đèn tín hiệu, sơn kẻ tín hiệu, hệ thống thoát nước và các công trình phụ trợ đồng bộ.

Tổng mức đầu tư của dự án là 2.031 tỉ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 1.449 tỉ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Thời gian thi công theo 2 bước, trong đó bước 1 là 6 tháng, đảm bảo khai thác được 3.200m đường cất hạ cánh 1B nhằm phục vụ Tết Nguyên đán năm 2021. Bước 2 là 12 tháng, bàn giao đưa công trình vào khai thác trước Tết Nguyên đán năm 2022.

Đối với dự án Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh 25R/07L; xây dựng các đường lăn thoát nhanh (W2A, W4A), đường lăn song song (W11A); xây dựng, cải tạo, nâng cấp các đoạn đường lăn nối (N1, W3, W5, W5A, W7, W9); xây dựng các công trình phục vụ quản lý bay, đèn tín hiệu, sơn kẻ tín hiệu, hệ thống thoát nước và các công trình phụ trợ đồng bộ. Tổng mức đầu tư của dự án là 2.015 tỉ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 1.443 tỉ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Thời gian thi công và hoàn thành dự kiến cuối năm 2021.

https://laodong.vn/xa-hoi/cac-hang-hang-khong-khong-duoc-don-huy-chuyen-bay-818238.ldo

Theo Đặng Tiến (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Tổng Công ty CP Bia rượu Nước Giải Khát Sài Gòn sẽ chi hơn 830 tỷ đồng để mua công khai hơn 37,8 triệu cổ phiếu SBB của Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây và chi hơn 100 tỷ đồng để mua hơn 2 triệu cổ phiếu WSB của Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây.