Các công trình thủy lợi ở Gia Lai vượt lũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đang là cao điểm mùa mưa nên lưu lượng nước về các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đang rất lớn. Vì vậy, các đơn vị quản lý và khai thác đang triển khai các giải pháp để vừa tích nước vừa đảm bảo vượt lũ an toàn. 
 Thi công đập dâng Ia Rbol (thị xã Ayun Pa). Ảnh: N.D
Thi công đập dâng Ia Rbol (thị xã Ayun Pa). Ảnh: N.D
Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi Gia Lai hiện quản lý và khai thác gần 30 công trình thủy lợi. Thời gian qua, Công ty đã phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh kiểm tra, đánh giá hiện trạng của từng công trình, đặc biệt là những khu vực quan trọng như: thân đập, cống lấy nước, tràn xả lũ… tại 12 hồ chứa lớn đang trong giai đoạn tích nước. Qua kiểm tra cho thấy, quy trình vận hành kỹ thuật tại các hồ chứa đều đảm bảo theo quy định. Các công trình này đều đảm bảo vượt lũ an toàn trong mùa mưa năm nay. Riêng những công trình đang trong giai đoạn nâng cấp, sửa chữa như: đập dâng Ia Rbol (thị xã Ayun Pa), đập dâng An Phú-Bà Zĩ (TP. Pleiku)… được các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ nhằm hạn chế thiệt hại do mưa lũ. Tại công trình nâng cấp đập dâng Ia Rbol, đến nay, các đơn vị thi công đã hoàn thành được trên 80% khối lượng ở các hạng mục quan trọng như: đập chính, đập tràn, cống lấy nước đầu mối, cống xả đáy… Ông Rcom Tam-Chủ tịch UBND xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa) cho biết: Đập dâng Ia Rbol được nâng cấp, sửa chữa là một tín hiệu vui cho người dân trên địa bàn. Qua kiểm tra của đơn vị quản lý công trình, đến nay, nhiều hạng mục đã hoàn thành, đảm bảo vượt lũ an toàn trong mùa mưa năm nay.
Song song với công tác duy tu sửa chữa, hiện nay, các công trình thủy lợi đang trong giai đoạn tích nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2018-2019. Theo thông tin từ Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi Gia Lai, thời gian qua, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh có mưa kéo dài khiến lưu lượng nước về các hồ chứa tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Cá biệt, một số hồ như: Tân Sơn (TP. Pleiku), Hà Ra Nam, Hà Ra Bắc (huyện Mang Yang), Ia Hrung (huyện Ia Grai)… đã vượt tràn xả lũ; các hồ còn lại vừa xả tràn vừa tích nước theo diễn biến của thời tiết để đảm bảo an toàn.
Ông Hoàng Bình Yên-Trưởng phòng Quản lý nước (Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi tỉnh) cho hay: Để các công trình thủy lợi đảm bảo vượt lũ an toàn trong mùa mưa năm nay, Công ty đã lắp đặt thêm hệ thống camera theo dõi tại một số hồ chứa lớn như Ayun Hạ (huyện Phú Thiện), Ia Ring, Ia Glai (huyện Chư Sê)… và các trạm quan trắc khí tượng thủy văn trên lưu vực công trình, từ đó có những giải pháp ứng phó kịp thời khi mưa lũ xuất hiện bất ngờ. Đặc biệt, từ đầu mùa khô, Công ty đã triển khai duy tu, bảo dưỡng các thiết bị vận hành, hệ thống cống ở các công trình; xây dựng phương án phòng-chống lũ lụt vùng hạ du và phương án bảo vệ từng công trình phù hợp với thực tế; xây dựng quy chế phối hợp giữa chính quyền địa phương với đơn vị quản lý…
Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Mật ong Phương Di đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Mật ong Phương Di đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

(GLO)- Ngày 17-1, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam ký Quyết định số 377/QĐ-BNN-VPĐP phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp Quốc gia đợt III-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.