Buôn làng miền núi xưa phòng dịch ra sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày trước, đời sống của đồng bào miền núi luôn khó khăn, công tác chăm sóc y tế chưa đến được với người dân ở các buôn làng. Mỗi khi có dịch bệnh nghiêm trọng, bên cạnh việc rời bỏ nơi ở cũ, tìm nơi chốn mới để cư trú, các tộc người ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên cũng rút ra nhiều kinh nghiệm trong phòng-chống dịch bệnh.
Theo kinh nghiệm dân gian, có 2 cách phòng-chống dịch bệnh: thứ nhất là phòng dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào làng, thứ hai là phòng dịch bệnh lây lan từ làng này sang làng khác. Trong trường hợp đầu tiên, nếu người trong làng đi đến làng khác đang có dịch bệnh thì không được về thẳng nhà mà ở ngoài rừng “cách ly”. Người này sẽ được thân nhân dựng cho cái lán nhỏ ngoài bìa rừng, cung cấp đồ ăn hàng ngày; sau ít nhất 10-15 ngày nếu vẫn khỏe mạnh, không có nguy cơ lây dịch cho mọi người thì được cho về làng. Chưa kể trước đó, người cách ly còn phải “tắm 7 con suối” cho thật sạch sẽ.
Đối với trường hợp trong làng đang có dịch bệnh thì các thành viên đều phải tuân thủ luật tục của làng để tránh nguy cơ lây lan như: không được sang làng khác, thường làm dấu hiệu trên các con đường vào làng bằng cách chăng dây buộc trâu ngang đường đi. Khách hoặc người lạ vào làng thấy dây buộc trâu chăng ngang đường sẽ biết có chuyện bất ổn, tín hiệu “nội bất xuất, ngoại bất nhập” và tự giác rút lui ngay lập tức. Khi hết dịch, làng phải dời đi nơi khác thật xa.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Truyền thống cư trú phân tán của một số tộc người ở vùng cao cũng có tác dụng trong việc ngăn ngừa lây lan dịch bệnh. Các hộ sống cách xa nhau là cách tốt nhất để hạn chế dịch bệnh lây lan trong điều kiện y tế yếu kém như trước đây. Già làng là những người luôn khuyên bảo, nhắc nhở dân làng thực hiện việc phòng-chống dịch bệnh, ai không tuân thủ sẽ bị xử phạt nghiêm khắc. Trong cuốn “Luật tục M’Nông” (Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 1988) có đề cập khá rõ về việc phòng-chống dịch bệnh và xét xử, phạt vạ những trường hợp sau: “có bệnh truyền nhiễm mà không khai báo”, “tội không khai báo người bị chết vì dịch bệnh”, “tội gieo rắc, lây dịch bệnh cho người khác”, “tội phao tin không đúng về dịch bệnh làm dân làng sợ hãi”... Sau đây là một trong những quy định theo luật tục M’Nông: “Bon (buôn-N.V) mình có bệnh lây truyền, mình không được vào bon người khác. Nếu ta vào bon họ tức là truyền bệnh cho bon đó. Nếu bon họ có bệnh truyền nhiễm, ta không được vào bon của họ. Nếu ta vào bon họ tức là rước bệnh về làng mình, mang bệnh về gây hại bon làng. Như vậy không khác nào mang dây mây từ ngoài rừng xa về làm cho bon làng bị gai đâm, đổ nước tro làm cho giường mục”.
Thực tế cho thấy, trong đại dịch Covid-19 vừa qua, việc phòng ngừa dịch bệnh bằng phương pháp cách ly, ngăn chặn từ xa là phương thức ứng phó hiệu quả. Trong quá khứ, cũng với cách thức tương tự, đồng bào các dân tộc ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên đã tồn tại, vượt qua những nguy nan và từ đó hình thành ý thức, kinh nghiệm trong việc phòng-chống dịch bệnh, bảo vệ cuộc sống dân làng.
TẤN VỊNH 

Có thể bạn quan tâm

Trao 30 suất quà cho bà con nghèo ở huyện Chư Pưh

Trao 30 suất quà cho bà con nghèo ở huyện Chư Pưh

(GLO)- Ngày 18-1, Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội và HĐND tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Trung tâm Tin học Ngoại Ngữ EDUVIET Gia Lai, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai và Trường Trung cấp Thủ đô tổ chức chương trình tặng quà Tết cho bà con xã Ia Hla (huyện Chư Pưh).

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Mrơn thăm, tặng quà Tết cho em Rah Lan Sinh-trẻ mồ côi được Hội nhận đỡ đầu. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa mang Tết yêu thương đến với phụ nữ nghèo và trẻ mồ côi

(GLO)- Trong không khí những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, mang “Tết yêu thương” đến với các gia đình hội viên phụ nữ nghèo và trẻ mồ côi, tạo không khí vui tươi, ấm áp dịp Tết đến, Xuân về.

Tặng 30 suất quà Tết cho gia đình chính sách, hộ nghèo ở xã Đê Ar và Đăk Trôi

Tặng 30 suất quà Tết cho gia đình chính sách, hộ nghèo ở xã Đê Ar và Đăk Trôi

GLO)- Sáng 16-1, tại Hội trường UBND xã Đê Ar (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai), Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Đinh Ngọc Quý đã trao tặng quà Tết cho các gia đình chính sách, hộ nghèo ở xã Đê Ar và Đăk Trôi nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tặng 145 suất quà cho người dân phường Diên Hồng

Tặng 145 suất quà cho người dân phường Diên Hồng

(GLO)- Chiều 14-1, Đảng ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Diên Hồng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân ấm áp, Tết yêu thương” nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025 nhằm trao tặng quà Tết cho hộ cận nghèo và hộ khó khăn trên địa bàn phường.

Mang Yang: Tặng quà 150 người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn

Mang Yang: Tặng quà 150 người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn

(GLO)- Ngày 14-1-2025, tại các xã Đak Djrăng, Đak Yă và thị trấn Kon Dơng (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai), Hội Chữ thập đỏ huyện phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung tổ chức chương trình “Tết Nhân Ái”, tặng quà cho bà con nghèo trên địa bàn.

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

(GLO)- Ngày 10-1, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tây Sơn (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình “Tết ấm áp-Xuân Ất Tỵ 2025”, trao 190 suất quà Tết cho các hộ khó khăn và đối tượng yếu thế trên địa bàn.