Bước qua “lời nguyền” khát nước

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Giữa những ngày khô hạn và thiếu điện đến mức căng thẳng trong mùa hè này, câu chuyện thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí tài nguyên nước đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết, cả ngoài xã hội và trong nghị trường.

Ngày 20-6 tới, dự án Luật Tài nguyên nước sửa đổi sẽ được Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, nhưng trước đó, tại 19 tổ đại biểu Quốc hội (ĐB), rất nhiều ý kiến đã được tổ thư ký ghi nhận, tổng hợp.

Dẫn số liệu từ Ngân hàng Thế giới, ĐB Khang Thị Mào (Yên Bái) nhận xét, giá trị sử dụng nước của Việt Nam rất thấp, 1m³ nước chỉ tạo ra 2,37 USD, bằng khoảng hơn 1/10 so với mức trung bình toàn cầu là 19,43 USD.

Là một nước nông nghiệp lúa nước, lượng nước sử dụng trong nông nghiệp chiếm 81% tổng lượng nước khai thác, sử dụng của Việt Nam, nhưng chỉ tạo ra 17%-18% GDP. Hiệu suất sử dụng nước cho nông nghiệp ở Việt Nam còn ở mức thấp, đạt 0,2USD/m³. Trong khi đó, hơn 60% nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc vào nước ngoài.

Cho ý kiến về dự thảo luật tại tổ ĐB số 4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến lĩnh vực này. Cho rằng tài nguyên nước là không miễn phí và sẽ ngày càng đắt đỏ, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý nước mặt; đồng thời yêu cầu hoàn thiện, bổ sung thêm quy định về sử dụng nước tiết kiệm trong dự thảo luật.

Dĩ nhiên, vấn đề tưới tiêu tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng nước trong nông nghiệp cần được quan tâm thích đáng, vì nông nghiệp là lĩnh vực sử dụng nhiều nước hơn cả. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Trong nền kinh tế tuần hoàn thì nước là ngành kinh tế có thể thu lãi lớn; mọi nguồn nước, không chỉ nước mặt mà nước ngầm, nước mặn, nước ngọt, nước lợ, thậm chí cả nước thải cũng được coi là tài nguyên và phải được sử dụng hợp lý trên nguyên tắc tiết kiệm. Và như thế, đây không phải là câu chuyện đơn ngành, mà là đa ngành.

May mắn thay, nước là tài nguyên có thể tái tạo. Để nuôi dưỡng nguồn sinh thủy, chúng ta cần có chiến lược đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn vốn phục vụ công tác bảo vệ, phát triển rừng. Đó là chính sách phân bổ nguồn thu từ khai thác sử dụng nước ở các địa phương hạ nguồn để chi trả cho các địa phương thượng nguồn trong bảo vệ, phát triển rừng.

Như đã có ý kiến đề xuất, thay vì chi trả dịch vụ môi trường rừng theo diện tích rừng, Nhà nước có thể nghiên cứu sử dụng khoảng 15%-20% từ quỹ chi trả môi trường rừng để điều tiết lại cho việc phát triển, bảo vệ nguồn sinh thủy trên toàn quốc; đưa nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng thành nguồn tài chính ổn định cho việc bảo vệ và phát triển tài nguyên nước.

Việc làm này vừa giúp giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, vừa khuyến khích các địa phương có cơ chế chuyển đổi quy hoạch rừng sản xuất sang quy hoạch rừng phòng hộ ở những khu vực có nguồn nước để bảo vệ, phát triển và phục hồi nguồn nước.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế đủ mạnh để bảo đảm an toàn các hồ chứa nước, đặc biệt là các hồ chứa nước lớn, quan trọng và quy chế vận hành các hồ này sao cho hài hòa lợi ích, tối đa hóa hiệu quả sử dụng tài nguyên nước. Chẳng hạn, ngoài nhiệm vụ cơ bản của hồ chứa thủy điện là đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống năng lượng quốc gia thì đồng thời cần đảm bảo hài hòa các lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường.

Đó là đảm bảo dòng chảy tối thiểu, phối hợp với các hồ chứa thủy lợi, cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp và sản xuất của vùng hạ lưu trong mùa cạn kiệt, đảm bảo an toàn công trình và góp phần giảm lũ cho hạ du trong mùa lũ. Tất nhiên, những nội dung này không thể “gói ghém” hết trong dự thảo luật, mà cần được cụ thể hóa trong các văn bản dưới luật thuộc nhiều lĩnh vực như công thương - nông nghiệp…

Thiết kế khung khổ pháp luật tốt và phối hợp thực hiện nhuần nhuyễn, Việt Nam có thể bước qua “lời nguyền” khát nước. Chắc chắn phải như vậy.

Có thể bạn quan tâm

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi thông tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố trên 1.000 bị can liên quan đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam, trong đó có cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL), dư luận đã giật mình.

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Theo Công văn 1127 năm 2019 của Tổng cục Thống kê, khu vực phi chính thức bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất ra sản phẩm (vật chất, dịch vụ) để bán, trao đổi và không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm này đã phần nào không còn sát với thực tế.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.