Bộ Y tế hướng dẫn phòng-chống dịch Covid-19 tại khu dịch vụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 7-12, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5619/BYT về việc ban hành Hướng dẫn phòng-chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng (bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống).
Hướng dẫn này áp dụng đối với trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng (bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống), cửa hàng tiện lợi/cửa hàng tiện ích sau đây gọi chung là khu dịch vụ. 
Theo đó, để phòng-chống lây nhiễm dịch Covid-19, đơn vị kinh doanh cần có kế hoạch, phương án phòng-chống dịch Covid-19 cho khu dịch vụ. Phân công và công khai tên, số điện thoại của cán bộ phụ trách công tác phòng-chống dịch bệnh Covid-19 tại khu dịch vụ để người lao động/làm việc, người bán hàng và khách hàng biết, liên hệ khi cần thiết. Ký cam kết thực hiện công tác phòng-chống dịch Covid-19 với chính quyền địa phương. Tạo mã QR hoặc tờ khai y tế để kiểm dịch và trang bị khẩu trang, nước rửa tay tại lối vào khu dịch vụ.
Bố trí khu vực xếp hàng vào khu dịch vụ có đánh dấu vị trí giãn cách giữa các khách hàng theo quy định. Tại khu vực lối vào khu dịch vụ tổ chức đo thân nhiệt, yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng khai báo y tế, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách theo quy định; có biện pháp kiểm soát mật độ người vào khu dịch vụ đảm bảo quy định phòng-chống dịch, đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định...
Kiểm tra thân nhiệt người ra vào chợ Thắng Lợi (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku). Ảnh: Bá Bính
Kiểm tra thân nhiệt người ra vào chợ Thắng Lợi (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku). Ảnh: Bá Bính
Bố trí phòng/khu vực cách ly tạm thời cho người lao động/làm việc, người bán hàng khi đang làm việc tại khu dịch vụ có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc được xác định mắc bệnh hoặc được xác định là người tiếp xúc vòng 1 (F1) hoặc người tiếp xúc vòng 2 (F2). 
Yêu cầu đơn vị và người giao hàng thực hiện đầy đủ Thông điệp 5K, quy định về phòng-chống dịch và ghi lại thông tin người giao hàng, người nhận hàng, thời gian giao nhận hàng. Tổ chức theo dõi hàng ngày sức khỏe của người lao động/làm việc, người bán hàng. 
Phát thanh trong thời gian mở cửa khu dịch vụ để nhắc nhở người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng thường xuyên thực hiện biện pháp phòng-chống dịch Covid-19 (thực hiện Thông điệp 5K, quy định về phòng chống dịch Covid-19,…), khuyến khích đối với nhà hàng.
Bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy; bố trí đầy đủ khu vực rửa tay, nhà vệ sinh và đảm bảo luôn có đủ nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, giấy vệ sinh cho người lao động/làm việc, người bán hàng và khách hàng. Thực hiện vệ sinh khử khuẩn.
Yêu cầu các hộ kinh doanh/gian hàng trong khu dịch vụ ký cam kết thực hiện công tác phòng-chống dịch Covid-19. Khi phát hiện người có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở tại khu dịch vụ, thực hiện xử trí theo Hướng dẫn.
Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn cho tất cả hộ kinh doanh/gian hàng, người lao động/làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ về Hướng dẫn này và các biện pháp phòng-chống dịch bệnh Covid-19.
Điều chỉnh số lượng người lao động/làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ theo tình hình dịch bệnh và theo quy định của chính quyền địa phương.
Xây dựng kế hoạch xét nghiệm sàng lọc theo hướng dẫn tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 của Chính phủ và kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho người lao động. Thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 một tuần/lần theo hướng dẫn.
Đối với hộ kinh doanh, gian hàng trong khu dịch vụ cần tuân thủ việc sắp xếp nơi bán hàng của đơn vị quản lý khu dịch vụ, đảm bảo khoảng cách an toàn trong phòng-chống dịch; luôn thực hiện Thông điệp 5K và các quy định phòng-chống dịch theo hướng dẫn của đơn vị quản lý khu dịch vụ. Thông báo ngay cho cán bộ quản lý khu dịch vụ, cán bộ đầu mối phụ trách phòng-chống dịch tại khu dịch vụ nếu phát hiện bản thân hoặc khách hàng, người lao động/làm việc, người bán hàng có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở; hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách an toàn và thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của đơn vị quản lý khu dịch vụ. 
Việc người dân tăng cường mua hàng trực tuyến góp phần hạn chế tập trung đông người trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Ảnh: Quang Tấn
Việc người dân tăng cường mua hàng trực tuyến góp phần hạn chế tập trung đông người trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Ảnh: Quang Tấn
Nhắc nhở khách hàng luôn đeo khẩu trang, tuân thủ khoảng cách khi mua hàng và chờ mua hàng. Quản lý người lao động/làm việc, người bán hàng về các thông tin cá nhân cơ bản; yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng thông báo khi có tiếp xúc với các trường hợp F0 hoặc F1, F2. Đảm bảo các yêu cầu phòng-chống dịch: vệ sinh khử khuẩn hàng ngày; đảm bảo thông thoáng; đảm bảo khoảng cách an toàn cho người lao động/làm 5 việc, người bán hàng, khách hàng; có biển thông báo số điện thoại liên hệ khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh… Ký cam kết thực hiện công tác phòng-chống dịch Covid-19 theo mẫu. Thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 một tuần/lần. 
Đối với người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng thực hiện khai báo y tế khi đến khu dịch vụ. Luôn thực hiện Thông điệp 5K; thông báo ngay cho cán bộ phụ trách phòng-chống dịch tại khu dịch vụ nếu phát hiện bản thân hoặc người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở và thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của đơn vị quản lý khu dịch vụ. Đảm bảo an toàn phòng-chống dịch trong thời gian di chuyển từ nơi ở đến khu dịch vụ và ngược lại. Người lao động/làm việc, người bán hàng phải được tiêm đủ liều vắc xin phải ký cam kết thực hiện công tác về phòng-chống dịch bệnh Covid-19 theo mẫu, thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 một tuần/lần theo mẫu. 
Đối với khu dịch vụ có hoạt động kinh doanh, dịch vụ ăn uống yêu cầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12-11-2018 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế và các quy định có liên quan. 
Bộ Y tế cũng hướng dẫn cụ thể về vệ sinh môi trường, khử khuẩn; đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại khu dịch vụ tại khu dịch vụ. 
KIỀU PHAN

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?