Bộ Y tế cho các tỉnh, doanh nghiệp tự quyết mô hình "3 tại chỗ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, doanh nghiệp tự xây dựng phương án sản xuất và phòng chống dịch Covid-19 phù hợp. Đồng thời, yêu cầu cơ sở sản xuất có ca mắc Covid-19 hàng tuần phải xét nghiệm sàng lọc.
Ngày 12-8, Bộ Y tế có hướng dẫn mới gửi UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước về việc phòng, chống Covid-19 tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
Bộ Y tế cho biết từ ngày 27-5, Bộ đã có các hướng dẫn phòng chống dịch tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, trong đó nêu rõ: "Trên cơ sở hướng dẫn này và diễn biến thực tế tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chính quyền các cấp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp và đảm bảo an toàn sản xuất".
Trong đợt dịch tại Bắc Giang và Bắc Ninh, mô hình sản xuất "3 tại chỗ" hoặc "một cung đường hai điểm đến" được áp dụng thành công. Tuy nhiên, khi áp dụng phương thức này tại một số tỉnh phía Nam lại không hiệu quả. Theo Bộ Y tế, nguyên nhân có cả chủ quan và khách quan.

Các công nhân trở lại làm việc khi phân xưởng sản xuất đảm bảo an toàn chống dịch Covid-19. Ảnh: VOV
Các công nhân trở lại làm việc khi phân xưởng sản xuất đảm bảo an toàn chống dịch Covid-19. Ảnh: VOV
Do vậy, để các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đảm bảo sản xuất kinh doanh, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn các đơn vị tự xây dựng kế hoạch và phương án phòng chống dịch trên hướng dẫn chung của Bộ Y tế và phù hợp tình hình dịch tại địa phương.
UBND tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát việc xây dựng kế hoạch và triển khai phòng, chống dịch tại các đơn vị tránh chồng chéo (không để xảy ra tình trạng nhiều đơn vị chức năng kiểm tra một doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kinh doanh) để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả, đảm bảo hỗ trợ các đơn vị trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sở Y tế có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị thực hiện xét nghiệm sàng lọc và định kỳ đối với người lao động, trong đó xét nghiệm sàng lọc hàng tuần ít nhất cho 20% người lao động bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp hoặc test kháng nguyên nhanh khi đơn vị chưa có ca F0, áp dụng xét nghiệm ít nhất 50% người lao động khi có ca mắc dương tính.
Với hoạt động vận chuyển hàng hoá, cần đảm bảo an toàn, theo công văn 5737 và 5886 của Bộ Y tế như chấp nhận kết quả test nhanh trong vòng 72 giờ, không dừng xe đã có mã QR code kiểm tra…, đảm bảo không gây ùn tắc và tạo điều kiện cho đơn vị vận chuyển hàng hóa.
Trước đó, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng thừa nhận, phương án "3 tại chỗ" áp dụng thành công tại các địa phương như Bắc Ninh, Bắc Giang. Tuy nhiên, khi triển khai tại 19 tỉnh thành phía Nam thì xuất hiện bất cập. Phương án này chỉ phù hợp thực hiện trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, số lượng công nhân các khu công nghiệp Bắc Ninh, Bắc Giang không quá lớn, trong khi các tỉnh phía Nam mỗi doanh nghiệp có vài ngàn đến vài chục ngàn người. Thành phần dân cư phức tạp, xuất thân từ nhiều tỉnh, thành khác nhau nên không thể ở mãi một chỗ.
Mặt khác, nhiều vùng bị đứt gãy chuỗi vận tải, cung ứng nên khó khăn trong việc áp dụng tại chỗ. Thêm vào đó, chi phí áp dụng "3 tại chỗ" quá cao nên nhiều doanh nghiệp chỉ có thể áp dụng "3 tại chỗ" trong 7 - 20 ngày.
Nhiều nơi có tình trạng đóng cửa cả khu công nghiệp khi xuất hiện F0, khiến các doanh nghiệp tốn nhiều chi phí chuẩn bị cho phương án "3 tại chỗ" nhưng vẫn không thể sử dụng. Vì vậy nhiều doanh nghiệp xin chủ động không thực hiện phương án này.
N.Dung (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.