Bộ Y tế chỉnh lại thông tin "F0 được ra khỏi nơi cách ly"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Y tế đã có thông tin giải thích, chỉnh lại quy định "F0 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang" mà bộ này vừa ban hành.

Ngày 14-3, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 604 kèm hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19. Theo hướng dẫn mới nhất này, F0 được hướng dẫn cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác.

Để rõ về F0 cách ly tại nhà sau khi việc dư luận có nhiều cách hiểu khác nhau, tối 14-3, Tổ biên tập quy định này của Bộ Y tế đã điều chỉnh lại một số điểm tại Quyết định 604/QĐ-BYT cho rõ, tránh hiểu lầm.


 

 Phát thuốc cho F0 tại nhà tại TP HCM- Ảnh: HCDC
Phát thuốc cho F0 tại nhà tại TP HCM- Ảnh: HCDC


Cụ thể, tại mục 5.4 nêu: "Người mắc Covid-19 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác” sẽ được nói rõ hơn, cụ thể là: “Người mắc Covid-19 cần hạn chế tối đa ra khỏi phòng cách ly, nhưng không được ra khỏi nhà. Khi ra khỏi phòng cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác trong nhà”.

Liên quan đến quy định quản lý F0 tại nhà được Bộ Y tế ban hành chiều 14-3, một số chuyên gia cho biết thực tế hiện nay nhiều F0 không biết mình mắc Covid-19 hay không do không có triệu chứng nên vẫn đi làm, đi ăn uống, mua sắm bình thường. Thậm chí có trường hợp đã test nhanh dương tính nhưng không khai báo y tế, vẫn tự ý ra khỏi nhà.

PGS-TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng chưa thể chủ quan với Covid-19. Bởi thực tế hiện nay, vẫn còn hàng nghìn người mắc Covid-19 có triệu chứng nặng, phải nhập viện, thở máy. Mỗi ngày vẫn có khoảng 100 người tử vong do Covid-19. "Khi chúng ta đang ở giai đoạn thích nghi để tiến tới bình thường hóa cần phải tăng cường tuyên truyền cho người dân hiểu, có ý thức cao để thực hiện nghiêm biện pháp 5K bảo vệ mình và cộng đồng"- PGS Nga chia sẻ.

Theo một số chuyên gia, hiện Covid-19 vẫn là bệnh lây theo đường hô hấp với hình thức lây vẫn là giọt bắn, nguy cơ cao là tiếp xúc gần, môi trường kín, đông người. Covid-19 hiện cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, biện pháp dự phòng cá nhân 5K vẫn vô cùng hiệu quả. Do đó, chưa thể "thả lỏng" với Covid-19 và cho rằng đó là bệnh thông thường như cảm cúm được.


 

 


Theo N.Dung (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?