Bố tôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bố là bộ đội gộc. Gộc đến nỗi bố ra quân lâu lắm rồi, chuyển ngành, sau đó tăng cường vào Tây Nguyên làm cán bộ nhưng vẫn không bỏ được những thói quen nhà lính. Hôm ấy, bố có việc sang trường tìm mẹ vào sáng thứ hai. Đang bon bon xe đạp vào trường thì nghe nhạc trống báo chào cờ cùng giọng hô nghiêm của thầy hiệu trưởng, bố vội vàng xuống xe để đứng nghiêm chào cờ, không kịp dựng cả chân chống khiến xe ngã chổng quay.
Ngày còn bé, câu mà đám bạn cùng xóm hay hỏi tôi là “Bố mày bị gì ở ngón tay vậy?”. Lúc ấy, tôi thường cao giọng đáp: “Bố tao là thương binh, bố tao đi chiến đấu với quân giặc nên bị thương đấy”. Rồi để chứng minh cho câu nói của mình, tôi dắt đám bạn rồng rắn về nhà khoe các bằng khen, giấy khen của bố. Tôi sẽ đánh vần một cách rõ ràng và tự hào nhất cho đám bạn nghe, nào là Huân chương Kháng chiến hạng ba, Huân chương Chiến công hạng nhì… để chúng bạn xuýt xoa tán thưởng.
 Minh họa: Kim hương
Minh họa: Kim hương
Một hôm, cái Nguyên có quả bong bóng đem ra khoe chúng bạn. Tôi nằn nì xin mấy nó cũng không chịu cho cầm hay sờ vào quả bóng. Ức gần khóc, tôi chạy về nhà, vào phòng bố mẹ lục tìm ngay trong rương lấy ra những tấm huân huy chương được cất kỹ của bố. Tôi chạy ra khoe, ngay lập tức quả bóng của cái Nguyên bị bỏ lơ, cả đám bạn lại xoay sang tôi để nằn nì được xem những chiếc huân huy chương mạ vàng sáng chói. Ôi cái niềm tự hào thơ dại! Chỉ chốc lát sau, tôi đã bỏ quên chúng ở đâu đó để lao vào chơi trò trốn tìm cùng lũ bạn. Phải rất lâu sau bố mới biết bị mất gần hết huân huy chương. Các anh chị đồng thanh chỉ tay về phía tôi mách tội đã làm mất. Vậy mà bố chỉ thở dài chứ chẳng hề trách phạt tôi lấy một câu.
Hình ảnh bố là bộ đội không hiện hữu trong tôi nhiều, bởi chỉ những ngày truyền thống mới thấy bố diện bộ quân phục đã là thẳng nếp vốn được cất gọn gàng trong góc tủ. Những tấm huy chương còn lại được bố cẩn thận đeo nơi ngực trái, mỗi lần đeo bố cứ phải cân chỉnh mãi mới đúng ý. Những ngày còn lại bố chỉ là bố, bố sẽ gồng tay lên cho năm anh chị em đánh đu tòng teng trên người, bố sẽ kê bàn ra ngoài sân uống nước và khề khà kể chuyện Lục Vân Tiên, Tống Trân-Cúc Hoa. Ngày mưa, chúng tôi luộc bắp, luộc khoai ăn rồi trùm chăn nghe bố kể chuyện ma rừng Việt Bắc, không thì bố sẽ ngâm Kiều bằng chất giọng khê nồng… Cả bầu trời tuổi thơ của chúng tôi luôn có bố.
Vậy mà lớn lên, đứa nào cũng viện cớ là nói chuyện không hợp, viện cớ học hành, bạn bè bận rộn mà trốn biệt, chẳng dành thời gian cho bố. Mà nếu có thời gian thì cũng chỉ nói được vài câu với bố rồi đám con lo lủi cho nhanh vì ánh mắt khó chịu của bố dành cho mái tóc nhuộm, chiếc quần tuột trễ hay những bài nhạc trẻ… Đám con thì thầm nhỏ to bảo bố là ông già Khốt Ta Bít, chê bố cổ lỗ sĩ không thể hiểu được thời đại mới. Cái khoảng cách giữa hai thế hệ bỗng xuất hiện từ lúc nào không hay.
Dịp 22-12 năm nay, như mọi năm, bố lại tần ngần đứng nơi góc tủ để vuốt ve bộ quân phục của mình. Tôi lẳng lặng lại gần giúp bố cài những tấm huy chương lên chiếc áo xanh-những tấm huy chương mà giờ đây tôi mới có cơ hội nhìn kỹ từng dòng chữ nhỏ khắc bên trên. Tôi giật mình hỏi, bố có giận con vì đã đánh mất những chiếc huân huy chương quan trọng nhất không? Bố xoa đầu tôi như ngày còn bé rồi cười bảo, giận gì, tấm huy chương quan trọng nhất là độc lập tự do để các con vui sống vẫn còn đây mà.
KIM SƠN

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025), chiều 15.6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam giới thiệu bộ phim tài liệu “Kim Toàn - Nhà báo chiến sĩ”. Bộ phim kể lại một cách chân thực cuộc đời và cống hiến của nhà báo Kim Toàn trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ đổi mới.
null