Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời kiến nghị của cử tri

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời kiến nghị của cử tri liên quan việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường công trình có sử dụng đất lúa.

Kiến nghị:

Theo quy định tại số thứ tự 6, cột 3, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10-1-2022 của Chính phủ và khoản 1 Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường thì tất cả các công trình có sử dụng đất lúa đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), ảnh hưởng đến việc phát triển của địa phương, với các công trình quy mô nhỏ, vốn ít, sử dụng đất lúa không đáng kể thực hiện theo quy định nêu trên dẫn đến tiến độ đầu tư không đảm bảo, công trình tăng vốn, hiệu quả đầu tư giảm. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo bộ, ngành có liên quan ban hành các quy định và hướng dẫn cụ thể để thực hiện quản lý.

Trả lời:

- Điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường quy định “đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên là yếu tố nhạy cảm về môi trường”; điểm đ khoản 3, điểm đ khoản 4 và khoản 1 Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường quy định dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất có yếu tố nhạy cảm về môi trường phải thực hiện ĐTM. Trên cơ sở đó, tại Phụ lục III và IV Nghị định số 08/2022/NĐ-CP đã quy định dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên có diện tích chuyển đổi theo thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai phải thực hiện ĐTM (trong đó: nếu thuộc thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi của Thủ tướng Chính phủ (từ 10 ha trở lên) do Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định báo cáo ĐTM, nếu thuộc thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi của HĐND cấp tỉnh (dưới 10 ha) do UBND cấp tỉnh thẩm định báo cáo ĐTM). Quy định này nhằm đồng nhất thẩm quyền quản lý ở các cấp giữa pháp luật về bảo vệ môi trường với pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.

- Qua triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường trong gần 1 năm vừa qua, có một số địa phương đề xuất việc bổ sung quy định quy mô tối thiểu (cận dưới) của diện tích cần chuyển đổi đối với các dự án này để tập trung thực hiện ĐTM đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ quy mô ở mức vừa trở lên. Qua đó sẽ giúp giảm đối tượng phải thực hiện ĐTM, đặc biệt đối với các dự án đầu tư công xây dựng trụ sở các cơ quan, trường học, cơ sở y tế, trụ sở nhà văn hóa, công trình công cộng, khu tái định cư...

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giao Tổng cục Môi trường chủ động phối hợp, đề nghị các địa phương rà soát, tổng hợp, thống kê các trường hợp thuộc đối tượng này và sẽ có báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Có thể bạn quan tâm

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

(GLO)- Những năm qua, Quỹ “Vì người nghèo” nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các tầng lớp nhân dân. Từ nguồn quỹ này, hàng chục ngàn hộ nghèo trong tỉnh Gia Lai được hỗ trợ để vươn lên ổn định cuộc sống.

Đak Pơ tiếp nhận 336 đơn vị máu đạt chuẩn

Đak Pơ tiếp nhận 336 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 22-10, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức hiến máu tình nguyện đợt 2, năm 2024.

Cô Bảy nước hoa ba số bảy

Cô Bảy nước hoa ba số bảy

(GLO)- Ở cơ quan K8 ngày ấy (nay là thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) trong căn cứ phía sau dãy Hãnh Hót có nhiều chị em phụ nữ, hầu hết ở độ tuổi 18-20. Chỉ có cô Bảy Sương (Nguyễn Thị Sương) là lớn tuổi nhất, nhưng cũng ở độ tuổi U40.

Pleiku: Hội LHPN phường Thống Nhất kết nạp 31 hội viên danh dự

Pleiku: Hội LHPN phường Thống Nhất kết nạp 31 hội viên danh dự

(GLO)- Ngày 15-10, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) phường Thống Nhất (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức buổi Tọa đàm kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930-20/10/2024), kết nạp 31 hội viên danh dự và trao giải cuộc thi ảnh trực tuyến “Tranh trên nón lá Việt Nam” năm 2024.