Bộ Nông nghiệp và PTNT trả lời kiến nghị của cử tri Gia Lai về tháo gỡ khó khăn Dự án thủy lợi Ia Mơr

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tại Công văn số 8957/BNN-XD của Bộ Nông nghiệp và PTNT về trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, Bộ đã giải đáp kiến nghị của cử tri Gia Lai liên quan đến công trình thủy lợi Ia Mơr (huyện Chư Prông).
Theo đó, cử tri Gia Lai đề nghị xem xét, hướng dẫn tỉnh tháo gỡ những khó khăn tại Dự án Thủy lợi la Mơr bởi phần lớn diện tích vùng tưới đã được quy hoạch của công trình thủy lợi la Mơr nằm trên đất rừng, muốn trở thành vùng tưới của hồ thủy lợi la Mơr thì vùng đất lâm nghiệp này phải chuyển đổi thành đất nông nghiệp, sản xuất lúa nước và hoa màu.
Bộ Nông nghiệp và PTNT trả lời: Dự án hồ chứa nước Ia Mơr thuộc nhóm A, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nằm trên địa bàn 2 tỉnh Gia Lai và Đak Lak. Đây là dự án đa mục tiêu nhằm đảm bảo quốc phòng-an ninh, di dân, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế khu vực biên giới tiếp giáp với Campuhia, được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Dự án có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 14.347 ha đất canh tác (được chuyển đổi từ đất rừng khộp nghèo sang đất nông nghiệp), tạo nguồn nước sinh hoạt cho 50.000 người, kết hợp giảm lũ hạ du, nuôi trồng thủy sản và du lịch.
Dự án được Thủ tướng Chính phủ thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tại Công văn số 416/CP-KTN ngày 16-4-1998; cho phép thực hiện đầu tư tại Công văn số 1125/TTg-NN ngày 11-8-2005 và phân giao nhiệm vụ như sau:
Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức thẩm định, phê duyệt và chỉ đạo triển khai thực hiện Hợp phần xây lắp của dự án (các đầu mối hồ chứa, kênh chính và kênh cấp 1).
UBND các tỉnh Gia Lai, Đak Lak làm chủ đầu tư hợp phần đền bù, di dân tái định cư trên địa bàn của tỉnh và thực hiện đầu tư kênh cấp dưới (bao gồm chuyển đổi đất rừng).
Công trình thủy lợi Ia Mơr (huyện Chư Prông, Gia Lai). Ảnh: L.N
Công trình thủy lợi Ia Mơr (huyện Chư Prông). Ảnh: Lê Nam
Bộ phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 2954/QĐ-BNN-XD ngày 27-10-2005, khởi công xây dựng công trình năm 2007, nhưng do khó khăn về nguồn vốn và chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng có nhiều thay đổi... Bộ đã 2 lần báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục triển khai thực hiện Dự án và phân kỳ đầu tư làm 2 giai đoạn (Công văn số 1749/TTg-KTN ngày 22-9-2009 và Công văn số 1431/TTg-KTN ngày 19-8-2015). Kết quả thực hiện đến nay như sau: 
Giai đoạn 1 (đến năm 2016): Đã xây dựng hoàn thành hồ Ia Mơr tạo kho nước 178 triệu m3, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt, cắt giảm lũ hạ du; hồ Plei Pai 17 triệu m3 và đập dâng Ia Lốp, phát huy hiệu quả tưới 1.847 ha. Đã chuyển mục đích sử dụng 3.2l0 ha rừng tự nhiên để xây dựng công trình.
Giai đoạn 2 (2016-2020): Xây dựng hoàn thiện hệ thống kênh, cấp nước tưới cho 11.900 ha. Bộ đã phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 4436/QĐ-BNN-XD ngày 31-10-2017, hiện đã cơ bản thi công xong kênh chính, một số tuyến kênh nhánh đang triển khai thi công, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2021, khi hoàn thành sẽ đủ năng lực tưới 12.500 ha đất canh tác (địa bàn Gia Lai: 8.500 ha; Đak Lak: 4.000 ha), trong đó tưới trực tiếp cho gần l.000 ha đất canh tác phía sau hồ chứa nước Ia Mơr.
Đối với vùng tưới địa bàn tỉnh Gia Lai (8.500 ha), phần lớn là diện tích đất lâm nghiệp (có khoảng 4.757 ha đất có rừng), UBND tỉnh Gia Lai đang hoàn thiện hồ sơ các thủ tục xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất, rừng các loại theo hướng dẫn của Bộ tại Công văn số 4323/BNN-TCLN ngày 26-6-2020, đến nay địa phương vẫn chưa thực hiện xong.
Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai kiến nghị với UBND tỉnh sớm hoàn thiện hồ sơ thủ tục xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng như hướng dẫn của Bộ tại văn bản nêu trên để trình cấp thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
GLO

Có thể bạn quan tâm

Bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải

Bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương trong tỉnh Gia Lai triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện Chỉ thị số 23 ngày 26-7-2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ trong tình hình mới.

Khổ vì chung cư không có chỗ giao, nhận hàng

Khổ vì chung cư không có chỗ giao, nhận hàng

Khi mua hàng qua mạng đã trở thành thói quen của hầu hết người dân thành phố, việc nhiều chung cư không bố trí chỗ giao, nhận đã gây không ít phiền lụy cho cư dân. Chỗ giao- nhận đồ ở các chung cư, chuyện nhỏ mà khó lớn trong đời sống hiện đại.

Đường liên xã Ia Tiêm-Bờ Ngoong ở huyện Chư Sê: Nỗi khổ của người dân

Đường liên xã Ia Tiêm-Bờ Ngoong xuống cấp, nguy cơ mất an toàn giao thông

(GLO)- Nhiều năm qua, tuyến đường nối xã Ia Tiêm và xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê) xuất hiện dày đặc ổ gà, ổ voi với kích thước lớn. Thêm vào đó, tình trạng sụt lún, nứt gãy, tạo thành khe hở sâu, lồi lõm trên mặt đường khiến việc lưu thông khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Thấp thỏm nỗi lo sạt lở bờ sông Ba

Thấp thỏm nỗi lo sạt lở bờ sông Ba

(GLO)- Tình trạng sạt lở dọc bờ sông Ba-đoạn qua địa bàn huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) ngày càng trở nên nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng và tài sản của hàng trăm hộ dân. Trước tình hình đó, các cấp, ngành cần sớm có giải pháp cấp bách giúp người dân nơi đây ổn định cuộc sống.