Bộ ảnh "Muối hầm Tuyết Diêm" của nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hòa đoạt giải đặc biệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tối 21-9, Lễ trao giải cuộc thi "Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình Di sản 2020" đã được tổ chức sau 3 tháng phát động. Giải đặc biệt "Ảnh Bộ" được trao cho bộ "Muối hầm Tuyết Diêm" của Nguyễn Ngọc Hòa.

Một bức ảnh trong bộ ảnh
Một bức ảnh trong bộ ảnh "Muối hầm Tuyết Diêm" của Nguyễn Ngọc Hòa


Theo thông tin từ ban tổ chức, cuộc thi đã nhận được 96 bộ ảnh tham dự hạng mục "Ảnh Bộ" (tương đương khoảng 1.000 ảnh đơn), 277 tác phẩm dự thi hạng mục "Ảnh Bìa" và 28 ảnh thuộc hạng mục "Ảnh Đơn".

Ban giám khảo đã đánh giá mặc dù những chủ đề sáng tác vẫn là đề tài quen thuộc nhưng các tác phẩm nhiếp ảnh tham dự đều hướng đến việc tìm tòi mới trong cách thể hiện, bố cục và chiều sâu của chủ đề. Qua đó, cho thấy kỹ thuật nhiếp ảnh đã được các nhà nhiếp ảnh đầu tư ngày càng hiện đại hơn.

 

 Những giọt mồ hôi của diêm dân trong sức nóng của hầm muối
Những giọt mồ hôi của diêm dân trong sức nóng của hầm muối



Ban giám khảo đã chọn được 16 tác phẩm và bộ tác phẩm xuất sắc để trao giải, trong đó có 2 giải đặc biệt, 2 giải Nhất, 10 giải Đồng hạng Top 5, 2 giải Đồng hạng Top 2.
 

 Lễ trao giải Cuộc thi
Lễ trao giải Cuộc thi "Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình Di sản" được tổ chức tối 21-10



Giải đặc biệt "Ảnh Bộ" được trao cho bộ "Muối hầm Tuyết Diêm" của Nguyễn Ngọc Hòa và giải đặc biệt "Ảnh Bìa" được trao cho tác phẩm "Mùa thu suối Yến" của Nguyễn Hữu Thông.

 

 Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Ngọc Hòa
Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Ngọc Hòa



Cuộc thi "Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình Di sản" đã tổ chức đến mùa thứ 8, nhưng đây là lần đầu tiên nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hòa tham gia. Anh cho biết "Tuyết Diêm" là làng nghề làm muối hầm độc đáo, có tuổi đời gần 150 năm ở xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Sản phẩm muối tại địa danh này nổi tiếng bởi độ tinh khiết, vị mặn đậm đà và đến nay cả làng muối chỉ còn 4 hộ làm nghề này.

 

 Một trong những tác phẩm của Bộ ảnh
Một trong những tác phẩm của Bộ ảnh "Muối hầm Tuyết Diêm" của Nguyễn Ngọc Hòa


"Để tạo ra những hạt muối trắng xóa như bông tuyết là một quá trình vô cùng gian nan, cực nhọc của nghề làm muối. Hạt muối sau khi được thu hoạch sẽ đổ vào chậu đất rồi xếp vào lò nung và nung dưới lửa suốt 12 giờ. Tôi đã gắn bó với diêm dân ở ngôi làng này trong thời gian dài để có thể chụp những bức ảnh ưng ý và thực hiện bộ ảnh này" - nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hòa chia sẻ.

 

"Muối hầm Tuyết Diêm" của Nguyễn Ngọc Hòa thu hút sự chú ý của giới mộ điệu nhiếp ảnh
"Muối hầm Tuyết Diêm" của Nguyễn Ngọc Hòa thu hút sự chú ý của giới mộ điệu nhiếp ảnh
Để có được bức ảnh đẹp, Nguyễn Ngọc Hòa đã đầu tư rất công phu
Để có được bức ảnh đẹp, Nguyễn Ngọc Hòa đã đầu tư rất công phu
Diêm dân lao động vất vả, nét đẹp được lưu giữ trong bộ ảnh độc đáo của Nguyễn Ngọc Hòa
Diêm dân lao động vất vả, nét đẹp được lưu giữ trong bộ ảnh độc đáo của Nguyễn Ngọc Hòa


Tác giả Nguyễn Ngọc Hòa ở Gia Lai, là hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Anh chuyên chụp về lễ hội, chân dung con người, đời sống thường nhật. Anh đã đoạt hơn 50 giải thưởng nhiếp ảnh trong nước và quốc tế. Bộ ảnh "Làng nghề Tuyết Diêm" được anh thực hiện vào tháng 6-7 năm 2020.

Theo Thanh Hiệp (NLĐO,ảnh do NSCC)

Có thể bạn quan tâm

Anh Ksor Blik. Ảnh: L.H

“Giữ lửa” dân ca Jrai qua YouTube

(GLO)- Với niềm đam mê và sự sáng tạo, anh Ksor Blik (SN 1988, làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) đã lập kênh YouTube “Blik Ksor” để gìn giữ và lan tỏa dân ca Jrai cùng những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.

Người gùi hơ’mon về đâu

Người gùi hơ’mon về đâu

(GLO)- Bài thơ Người gùi hơ’mon về đâu của Vân Phi mở ra không gian đẫm hơi men rượu cần, tiếng hát lẫn trong gió khuya và những ký ức chảy trôi theo thời gian, mơ hồ giữa hiện thực và quá khứ. Tất cả như gợi lên sự tiếc nuối, khắc khoải về một giá trị của truyền thống đang dần phai nhạt.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

(GLO)- Bài thơ "Lời hẹn" của Sơn Trần không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là những hẹn ước, kỳ vọng về sự trở về, đoàn tụ, gắn kết. Hình ảnh trong thơ vừa thực tế, vừa thi vị, mang đến cho người đọc cảm nhận ấm áp về tình yêu quê hương, về sự đổi thay tươi đẹp của đất trời vào xuân.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

(GLO)- Qua bài thơ "Em về bình minh", dường như tác giả Hoàng Hương Giang muốn mang lại một thông điệp mạnh mẽ về việc tìm lại chính mình, về sự nối kết giữa con người với thiên nhiên. Và cuối cùng chính là niềm tin vào một tương lai sán lạn, dẫu có phải trải qua những phút giây cô đơn, thử thách.

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.