Bình Thuận: Quy hoạch xây dựng Khu Du lịch Quốc gia Mũi Né mang tầm quốc tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo Quy hoạch chung xây dựng đến năm 2040, Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận trở thành trung tâm du lịch mang tầm quốc tế, điểm đến hàng đầu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được thẩm định.

binh-thuandd.jpg

Mục tiêu quy hoạch nhằm xây dựng và phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né thành trung tâm du lịch mang tầm quốc tế, điểm đến hàng đầu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Theo Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) - đại diện đơn vị tư vấn, phạm vi lập quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Né là 14.760ha; trong đó, khu vực nằm trên địa bàn Thành phố Phan Thiết khoảng 6.625ha, khu vực nằm trên địa bàn huyện Bắc Bình khoảng 7.165ha và khu vực nằm trên địa bàn huyện Tuy Phong khoảng 970ha.

Mục tiêu Đồ án quy hoạch đặt ra nhằm xây dựng và phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né thành trung tâm du lịch mang tầm quốc tế. Từ đó, tạo động lực lan tỏa tới các khu vực khác trong tỉnh, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Bình Thuận nói riêng và quốc gia nói chung.

Khu du lịch quốc gia Mũi Né sẽ được xây dựng theo hướng hiện đại, văn minh, xanh, sạch, đẹp, có cơ sở hạ tầng chất lượng cao, gìn giữ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích, di sản văn hóa, lịch sử, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn. Đồng thời, xây dựng cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý để thu hút đầu tư xây dựng.

Bên cạnh đó, đồ án quy hoạch cũng cụ thể các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và nội dung của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, các định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đây cũng là cơ sở để bảo vệ và phát huy các giá trị đặc trưng văn hoá, kiến trúc và cảnh quan tự nhiên.

Tại đồ án này, Khu Du lịch Quốc gia Mũi Né được quy hoạch với tính chất là khu du lịch quốc gia phát triển du lịch hài hòa với phát triển đô thị.

Đồng thời, đây cũng chính là trung tâm du lịch với sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, thể thao biển, du lịch gắn với đặc trưng cảnh quan và địa hình tự nhiên với các đồi cát đặc trưng; gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa Chăm, văn hóa cộng đồng dân cư miền biển và các lễ hội truyền thống của địa phương.

Đồ án dự báo đến năm 2030, dân số Khu Du lịch Quốc gia Mũi Né đạt khoảng 200.000 người với nhu cầu sử dụng đất xây dựng các chức năng khoảng 9.909ha; trong đó, đất phát triển dịch vụ, du lịch khoảng 1.773ha, cơ sở lưu trú đạt khoảng 41.000 phòng.

Đến năm 2040, dân số Khu Du lịch Quốc gia Mũi Né đạt khoảng 300.000 người, nhu cầu sử dụng đất xây dựng các chức năng khoảng 12.986ha; trong đó đất phát triển dịch vụ, du lịch khoảng 2.884ha và cơ sở lưu trú đạt khoảng 71.500 phòng.

Đáng chú ý, Khu du lịch quốc gia Mũi Né được định hướng phát triển theo mô hình một hành lang ven biển - 4 trung tâm và đa hướng tiếp cận biển.

Tại Khu du lịch sẽ hình thành tuyến giao thông đường bộ ven biển có chiều dài 63 km, theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, từ Phan Rí Cửa đến Phú Hài là hành lang ven biển cũng như trục xương sống chủ đạo của khu du lịch quốc tế Mũi Né, kết nối các khu vực chức năng ven biển.

Bên cạnh định hướng không gian, đồ án cũng đưa ra định hướng về quy hoạch sử dụng đất, phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội, kỹ thuật cũng như các dự án ưu tiên đầu tư và tổ chức thực hiện.

Hội đồng thẩm định ghi nhận, đồ án đã bám sát các yêu cầu tại Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đảm bảo chất lượng.

Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng đồ án, đơn vị tư vấn cần rà soát, cập nhật, bổ sung một số văn bản pháp lý có liên quan; đánh giá kỹ hơn tình hình thực hiện các dự án đã được phê duyệt; chú trọng tạo không gian công cộng hướng ra biển; tập trung phát triển hệ thống giao thông kết nối liên vùng và kết nối các khu vực trong khu du lịch. Cùng đó, cần quan tâm phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng… - Hội đồng thẩm định lưu ý.

Thời gian tới, đơn vị tư vấn cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp của Hội đồng thẩm định, sớm hoàn thiện hồ sơ đồ án để Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Theo Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Mùa sen hồng nở rộ bên miệng núi lửa hồ Ia Băng

InfographicMùa sen hồng nở rộ bên miệng núi lửa hồ Ia Băng

(GLO)- Những đóa sen hồng đang vào mùa nở rộ, tỏa ngát hương bên hồ Ia Băng (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai)-miệng núi lửa đã ngủ yên hàng triệu năm. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để du khách tìm về vùng đất này, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên hòa quyện cùng sự tinh khôi của sen hồng.

Trải nghiệm mới lạ với du lịch xanh

Trải nghiệm mới lạ với du lịch xanh

(GLO)- Xu hướng trải nghiệm mới lạ được Euronews (mạng lưới truyền hình tin tức toàn châu Âu) xếp đầu trong 7 xu hướng du lịch năm 2025. Du khách tìm kiếm những điểm đến hoang sơ, ít người biết đến để khám phá và kết nối sâu sắc với thiên nhiên.

Nam Trung bộ: Du lịch biển thiếu sức hút

Nam Trung bộ: Du lịch biển thiếu sức hút

Các tỉnh Nam Trung bộ có tiềm năng to lớn về du lịch biển nhờ có nhiều bãi tắm đẹp, cùng với hệ thống đảo, quần đảo, vịnh ven bờ nổi tiếng. Tuy vậy, hoạt động du lịch nhiều nơi còn phát triển manh mún, nhỏ lẻ, hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ, dẫn đến quá tải, gây hệ lụy về môi trường.

Trải nghiệm du lịch cà phê

Trải nghiệm du lịch cà phê

Trải nghiệm cà phê là loại hình du lịch hiện đang nở rộ tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần quảng bá, giới thiệu đặc sản cà phê Đắk Lắk và bảo tồn, khai thác bền vững các giá trị văn hóa địa phương.

Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tăng cường công tác kiểm tra toàn diện ngành du lịch năm 2025

Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tăng cường công tác kiểm tra toàn diện ngành du lịch năm 2025

(GLO)- Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hồ An Phong vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật và bảo đảm chất lượng trong hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, khu du lịch, điểm du lịch và cơ sở đào tạo, hướng dẫn viên du lịch năm 2025.