Bình Dương đề nghị ngành y không tiếp nhận 6 bác sĩ vi phạm cam kết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 2-3, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương Nguyễn Hồng Chương ký ban hành Công văn số 560/SYT-VP đề nghị các sở y tế, bệnh viện, phòng khám và các trường y trên toàn quốc không tiếp nhận, ký hợp đồng, tuyển dụng hay đào tạo đối với 6 bác sĩ tự ý bỏ việc, vi phạm cam kết với tỉnh Bình Dương.

Cụ thể, 6 bác sĩ có tên trong công văn này, gồm: Bác sĩ Tr.T.T. (SN 1992, công tác tại Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương). Ông T. được UBND tỉnh Bình Dương cử đi đào tạo tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ năm 2010 đến 2016, được hỗ trợ học phí và phí sinh hoạt hàng tháng. Đến nay, dù chưa đủ thời gian công tác như cam kết nhưng bác sĩ T. tự ý nghỉ việc và chưa bồi thường các khoản được hưởng trước đó.

Văn bản của Sở Y tế tỉnh Bình Dương đề nghị không tiếp nhận, ký hợp đồng, tuyển dụng, đào tạo với một số trường hợp bác sĩ tự ý nghỉ việc sau khi nhận ưu đãi của ngân sách

Văn bản của Sở Y tế tỉnh Bình Dương đề nghị không tiếp nhận, ký hợp đồng, tuyển dụng, đào tạo với một số trường hợp bác sĩ tự ý nghỉ việc sau khi nhận ưu đãi của ngân sách

Bác sĩ N.T.T.S. (SN 1992, công tác tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương), đã nhận chế độ hỗ trợ 100 triệu đồng và cam kết phục vụ 10 năm. Tuy nhiên, hiện nay bà S. đã tự ý nghỉ việc và chưa bồi thường lại chi phí đã nhận.

Bác sĩ N.M.T. (SN 1993, công tác tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) được UBND tỉnh Bình Dương cử đi đào tạo tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ, được hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí. Bác sĩ T. cam kết phục vụ 6 năm sau khi đào tạo về, tuy nhiên đã tự ý nghỉ việc từ ngày 31-1-2023 và chưa bồi thường chi phí đã nhận.

Bác sĩ N.H.T. (SN 1992, công tác tại Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương) được hưởng theo diện thu hút nhân lực số tiền 420 triệu đồng và cam kết phục vụ ít nhất 10 năm. Tuy nhiên, dù mới công tác được 3 năm nhưng ông T. tự ý nghỉ việc và chưa bồi thường khoản kinh phí đã nhận.

Bác sĩ T.Đ.G. (SN 1993, bác sĩ y đa khoa, công tác tại Khoa Thần kinh Ung bướu, Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình Dương). Ông G. được hưởng theo diện thu hút nhân lực với số tiền 400 triệu đồng từ năm 2021 của UBND tỉnh Bình Dương và cam kết phục vụ ít nhất 10 năm kể từ tháng 11-2019. Tuy nhiên, ông G. mới công tác 3 năm, hiện đã tự ý nghỉ việc và chưa bồi thường khoản kinh phí đã nhận.

Bác sĩ N.T.G. (SN 1990, công tác tại Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương) được cử đi học chuyên khoa cấp 1 với kinh phí đào tạo hơn 123 triệu đồng, cam kết thời gian phục vụ 6 năm kể từ tháng 1-2022. Ngoài ra, bác sĩ G. đã nhận chế độ hỗ trợ 100 triệu đồng và cam kết phục vụ đủ 10 năm. Tuy nhiên, hiện bà G. tự ý nghỉ việc và chưa bồi thường chi phí đã nhận.

HUỲNH LÊ (baotintuc.vn; tuoitre.vn; laodong.vn)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?