Bình Định: Quảng bá giá trị nghệ thuật của cây mai vàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hội thi năm nay quy tụ 3.000 cây mai của các nghệ nhân ở các làng mai của thị xã An Nhơn đến trưng bày, trong số này, có 500 tác phẩm tham gia dự thi với 2 thể loại mai truyền thống và mai bonsai.

Những chậu mai trưng bày tại Hội thi thu hút đông đảo người xem. (Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN)
Những chậu mai trưng bày tại Hội thi thu hút đông đảo người xem. (Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN)


Ngày 28/1, Ủy ban nhân dân thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) tổ chức Hội thi “Mai vàng An Nhơn” Xuân Tân Sửu 2021. Đây là lần thứ hai hội thi dành cho loại hoa Xuân này được tổ chức tại thị xã An Nhơn, nơi được mệnh danh là “thủ phủ” mai vàng của miền Trung, thu hút hàng trăm nghệ nhân, nhà vườn cùng hàng trăm cây hoa mai cảnh tham dự, đua dáng.

Ông Nguyễn Xuân Hà - Phó Chủ tịch Hội sinh vật cảnh thị xã An Nhơn cho biết, Hội thi năm nay quy tụ 3.000 cây mai của các nghệ nhân ở các làng mai của thị xã An Nhơn đến trưng bày. Trong số này, có 500 tác phẩm tham gia dự thi với 2 thể loại mai truyền thống và mai bonsai.

Nhiều nghệ nhân mang tới hội thi các chậu mai có niên đại đến vài chục năm tuổi. Nhiều cây mai đại thụ có chiều cao hơn 2 mét, đặc biệt các tác phẩm mai bonsai có nhiều dáng thế độc đáo, lạ mắt và có nhiều giống hoa mai quý hiếm.

Bên cạnh đó, tại “thủ phủ” mai vàng miền Trung còn diễn ra phần thi thố tài tay nghề giữa các nghệ nhân trong vùng.

Theo ông Mai Xuân Tiến - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã An Nhơn, Hội thi được tổ chức với mong muốn quảng bá rộng rãi hơn nữa giá trị nghệ thuật, ý nghĩa cây mai vàng trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Đồng thời, tạo điều kiện cho các nghệ nhân ở các làng mai cùng nhau tranh tài, sáng tạo ra các tác phẩm mai cảnh có giá trị nghệ thuật cho công chúng thưởng thức; là dịp để các nghệ nhân giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trồng và cách chăm sóc cây mai cảnh để nâng cao giá trị cây mai vàng An Nhơn.

Hiện toàn thị xã An Nhơn có khoảng 3.000 hộ trồng mai, với tổng diện tích khoảng 200ha, tập trung ở các xã Nhơn An, Nhơn Phong. Từ một thú chơi tao nhã trong dịp Tết, nhiều hộ dân đã nâng lên thành một nghề chuyên nghiệp và mang lại sinh kế ổn định cho nhiều gia đình, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nhãn hiệu mai vàng Nhơn An đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận vào năm 2012.

Theo Nguyên Linh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.