Bình Định đón dự án 1 tỉ USD từ Thụy Điển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 25.4, UBND tỉnh Bình Định đã ký kết ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn Syre (Thụy Điển) để triển khai dự án sản xuất tái chế vải polyester, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp và môi trường địa phương.

Dự án tổ hợp sản xuất tái chế vải polyester có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1 tỉ USD, triển khai trên diện tích 20 ha, với công suất 250.000 tấn/năm, dự kiến vận hành vào 2028.

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, ký kết ghi nhớ hợp tác đầu tư dự án tổ hợp sản xuất tái chế vải polyester với lãnh đạo Tập đoàn Syre (Thụy Điển). ẢNH: MINH LUÂN
Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, ký kết ghi nhớ hợp tác đầu tư dự án tổ hợp sản xuất tái chế vải polyester với lãnh đạo Tập đoàn Syre (Thụy Điển). ẢNH: MINH LUÂN

Dự án hướng tới mục tiêu xây dựng tổ hợp tái chế phế liệu ngành dệt may thành sợi vải polyester trên quy mô lớn, góp phần xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm toàn cầu đầu tiên về dệt may tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ và EU, theo định hướng phát triển bền vững, đạt mục tiêu phát thải ròng bằng "0" (Net Zero).

Tại lễ ký kết, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch tỉnh Bình Định, ủng hộ các dự án công nghệ cao, phát triển xanh, bảo vệ môi trường. Địa phương sẵn sàng hỗ trợ cùng Tập đoàn Syre tháo gỡ các khó khăn về pháp lý liên quan nhập khẩu nguồn nguyên liệu.

Ông Phạm Anh Tuấn yêu cầu Tập đoàn Syre thực hiện đúng các cam kết về phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn phế liệu trong nước để thực hiện tái chế theo từng giai đoạn.

Bà Susanna Campbell, Giám đốc Tập đoàn Syre, phát biểu tại buổi ký kết hợp tác. ẢNH: MINH LUÂN
Bà Susanna Campbell, Giám đốc Tập đoàn Syre, phát biểu tại buổi ký kết hợp tác. ẢNH: MINH LUÂN

Theo bà Susanna Campbell, Giám đốc Tập đoàn Syre, đối với ngành dệt may, sợi polyester là loại sợi được sử dụng phổ biến nhất. Ngành dệt may hiện nay cần được phát triển trên nền tảng bền vững hơn, và Syre đang triển khai dự án theo định hướng đó. Để góp phần giải quyết bài toán phát triển bền vững của ngành dệt may, tập đoàn này đã mua công nghệ của Mỹ để áp dụng vào tái chế sợi vải polyester.

“Chúng tôi đã nghiên cứu 20 loại công nghệ tái chế dệt may, và công nghệ đang sử dụng là tiên tiến nhất. Công nghệ này cho phép sử dụng phế liệu dệt may để tái chế và sản xuất thành sợi polyester mới”, bà Susanna Campbell cho biết.

Theo Trần Bích Ngân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bất thường cổ phiếu LDG

Bất thường cổ phiếu LDG

Dù đang có tổng nợ vay lên tới 893 tỷ đồng, ghi nhận lỗ luỹ kế hơn 1.375 tỷ đồng và từng bị nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục nhưng cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư LDG vẫn tăng trần 5 phiên liên tiếp, từ 2.500 đồng lên 3.470 đồng/cổ phiếu.

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

(GLO)- Giữa công xưởng sản xuất Công ty TNHH Mountech-Chi nhánh Bình Định (hoạt động trên lĩnh vực may mặc ở phường Bình Định, tỉnh Gia Lai), những công nhân kỹ thuật như anh Võ Sỹ Hậu và anh Lê Xuân Cảnh đã lặng lẽ cống hiến bằng những sáng kiến nhỏ mà hiệu quả lớn.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Chỉ còn 2 tuần nữa, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức vận hành trên cả nước. Một cuộc "cách mạng" tái cấu trúc toàn diện từ không gian địa lý đến bộ máy, con người... đang thổi một làn gió mới đầy hào hứng tới cộng đồng doanh nghiệp.

null