Biểu diễn nhiều tác phẩm độc đáo của Việt Nam trong hòa nhạc đặc biệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thông tin từ Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch TP Hồ Chí Minh (HBSO) ngày 24/10 cho biết: Buổi hòa nhạc đặc biệt sẽ diễn ra tối 28/10 tại Nhạc viện TP Hồ Chí Minh. Các nghệ sỹ sẽ trình diễn một số nhạc phẩm của nhà soạn nhạc Việt Nam, Hoa Kỳ.

Sự kiện do Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh; Hội Hữu nghị Việt - Mỹ Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà hát tổ chức.

Poster đêm nhạc hữu nghị "Friendship Concert". Ảnh: hbso.org.vn

Poster đêm nhạc hữu nghị "Friendship Concert". Ảnh: hbso.org.vn

Đêm nhạc bắt đầu bằng tổ khúc giao hưởng 6 phần mang tên "Bóng trăng qua thềm" của nhạc sỹ Trọng Đài. Tổ khúc có kết cấu phong phú, lung linh, ẩn hiện với những gợn sóng thơ mộng, thể hiện sự linh hoạt và khả năng kể một câu chuyện không cần lời bài hát của nhà soạn nhạc. Các nghệ sỹ tài năng của dàn nhạc sẽ khắc họa hành trình đầy cảm xúc của ánh trăng chiếu qua ngưỡng cửa.

Nhạc sỹ Trọng Đài sinh năm 1958 tại Hà Nội. Ông đã tốt nghiệp Nhạc viện Tchaikovsky nổi tiếng ở Nga. Cho đến nay, ông đã sáng tác hàng trăm tác phẩm độc tấu và hòa tấu cho nhạc cụ phương Tây và nhạc cụ truyền thống Việt Nam. Ông cũng viết nhiều ca khúc cho sân khấu, truyền hình và điện ảnh, một số ca khúc được nhiều khán giả yêu thích. Trong đó, 2 ca khúc "Hà Nội đêm trở gió" (lời Chu Lai) và "Chị tôi" cho phim "Người Hà Nội" (phổ thơ "Cho ngày chị sinh" của Đoàn Thị Tảo) đã trở thành ca khúc phổ biến rộng rãi...

Tiếp theo, khán giả sẽ được thưởng thức bản "Romance for violin and chamber orchestra" của nhà soạn nhạc, nữ nghệ sỹ piano Amy Beach. Bà sinh năm 1867 và được coi là một nhà soạn nhạc nữ quan trọng đầu tiên ở Hoa Kỳ với các tác phẩm pha trộn giữa phong cách lãng mạn và ấn tượng, giúp tạo nên cá tính cho bối cảnh âm nhạc cổ điển thời kỳ đầu ở Hoa Kỳ.

Nghệ sỹ violon Chương Vũ sẽ độc tấu bản Romance cung Fa thứ cho Violin và dàn nhạc, op.11 của Antonin Dvorak.

Sau đó, đêm nhạc sẽ chuyển sang lịch sử thơ ca phong phú của Việt Nam với những ca khúc dựa trên tác phẩm của nữ sĩ Hồ Xuân Hương do PQ Phan sáng tác. Nghệ sỹ giọng nữ cao Nguyễn Thị Thanh Nga sẽ thể hiện những bài thơ nổi tiếng để khán giả có thể cảm nhận vẻ đẹp của thơ ca của nữ sĩ.

Đêm nhạc kết thúc với tác phẩm "An American in Paris for Orchestra" của George Gershwin - một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng.

Dàn dựng và chỉ huy chương trình đêm nhạc là Nghệ sỹ Ưu tú Trần Vương Thạch, nguyên Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.