Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

z6367256954366-2a1cd6c88847efffc57fd6076c4d7e85.jpg
Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Trong cái nắng chói chang những ngày đầu tháng 3, chúng tôi theo chân Bí thư Đoàn xã Ia Rbol đến thăm mô hình phát triển kinh tế của chị H’Hiên. Vượt qua một con suối nhỏ, giữa cánh đồng lúa bát ngát, vườn ổi của chị hiện ra xanh tốt, trĩu quả. Ít ai nghĩ rằng nữ điều dưỡng xinh xắn tại buôn làng còn nhiều khó khăn này lại có thể thành công khi rẽ lối sang làm nông nghiệp.

Chia sẻ về ý tưởng phát triển kinh tế của mình, chị H’Hiên cho hay: Năm 2017, chị tốt nghiệp ngành Điều dưỡng hệ Trung cấp Trường Cao đẳng Gia Lai. Sau 1 năm đi làm tại một phòng khám tư tại thị xã Ayun Pa, nhận thấy thu nhập thấp, không đủ để trang trải cuộc sống, chị quyết định nghỉ việc, phụ cha mẹ làm nương rẫy. Tuy nhiên, cuộc sống chỉ quanh năm gắn bó với cây lúa nên mặc dù chịu khó làm ăn song kinh tế gia đình vẫn không dư giả.

Đầu năm 2019, sau một lần về quê nội tại tỉnh Hưng Yên, được một người thân tư vấn về giống ổi lê thơm ngon, chị đã quyết định mua 300 gốc về trồng thử nghiệm trên diện tích hơn 2.000 m2 đất lúa của gia đình. Sau khi xuống giống 1 năm, vườn ổi bắt đầu cho thu hoạch.

z6367256958706-d68f4bdb496e51a58803a2e656c30328.jpg
Chị Nay H'Hiên (bìa trái) chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc ổi với đoàn viên, thanh niên trong xã. Ảnh: Vũ Chi

Theo chị H’Hiên, trồng ổi lê không quá vất vả nhưng phải đảm bảo kỹ thuật. Thời kỳ cây có quả và sau mỗi lần thu hoạch, chị tiến hành vệ sinh vườn, cắt tỉa cành tăm, cành khô, cành bị sâu bệnh để cây có sức bật mầm mới; đồng thời tạo sự thông thoáng cho cây ổi phát triển, quang hợp, hạn chế sâu bệnh, đặc biệt là sâu róm và ong châm. Khi quả ổi to bằng ngón tay cái thì bắt đầu bọc quả, tránh bị ruồi vàng và các loại sâu bệnh gây hại.

Trong quá trình sinh trưởng của cây ổi, chị sử dụng các loại phân hữu cơ từ đàn gia súc, gia cầm của gia đình để cải tạo đất, cung cấp chất dinh dưỡng giúp cây ổi phát triển tốt, sai trái, cho quả giòn và ngọt hơn.

“Sau 2 năm trồng và chăm sóc, tôi có thể khẳng định cây ổi lê phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương. Hiện trung bình mỗi ngày, vườn ổi cho thu hoạch từ 20-30 kg, cao điểm có thể đạt 50kg. Với giá bán 25.000 đồng/kg, vườn ổi cho lợi nhuận hơn 10 triệu đồng/tháng, cao gấp nhiều lần trồng lúa”-chị H’Hiên nhẩm tính.

Từ thành công ban đầu, hiện chị H’Hiên bắt đầu tự gieo hạt và tiến hành ghép nhân giống để nhân rộng mô hình cũng như bán cây giống cho người dân địa phương. Cuối năm 2024, chị H’Hiên tiếp tục xuống giống thử nghiệm thêm gần 50 cây cam, táo, dứa. Hiện tất cả đều sinh trưởng, phát triển tốt.

Ngoài mô hình trồng trọt, chị chăn thả thêm 11 con bò và 2 con heo nái, vừa tận dụng nguồn phụ phẩm rau, cỏ trong vườn trái cây vừa có thêm lượng phân bón để chăm sóc cây trồng. Mô hình kinh tế tổng hợp mang lại cho gia đình chị thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.

Trực tiếp tham quan mô hình trồng ổi lê đầu tiên tại xã nhà, chị Rcom H’ÊNy (buôn Rưng Ma Nhiu) phấn khởi chia sẻ: “Tôi thấy cây ổi lê có nhiều ưu thế như không tốn nhiều công chăm sóc, chi phí đầu tư ban đầu ít, tuổi thọ cao và nhanh cho thu hoạch. Đặc biệt, giống ổi lê ra quả quanh năm, trái ổi ít hạt, giòn, ngọt, mọng nước, thơm ngon, được mọi người ưa chuộng. Tôi dự định sẽ mua một số cây giống tại vườn về trồng thử nghiệm tại gia đình mình”.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị H’Hiên còn là một Bí thư Chi đoàn nhiệt tình, gương mẫu, tích cực tham gia các hoạt động xung kích, tình nguyện, an sinh xã hội của Đoàn các cấp phát động. Với vai trò người đứng đầu, chị thường xuyên đổi mới nội dung sinh hoạt theo hướng vừa học vừa chơi, tạo không khí vui tươi, thu hút, tập hợp đông đảo đoàn viên, thanh niên vào tổ chức Đoàn.

Clip: Vũ Chi

“Để thúc đẩy phong trào Đoàn phát triển, bản thân tôi luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động để các bạn học hỏi, làm theo. Tôi cũng tích cực chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, giúp đoàn viên, thanh niên trong xã mạnh dạn phát triển kinh tế. Có thất bại thì mới có thành công, vì vậy, tôi hy vọng các bạn đoàn viên, thanh niên trong xã tự tin, mạnh dạn triển khai mô hình phát triển kinh tế mới, đóng góp sức trẻ xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”-chị H’Hiên trải lòng.

Anh Rcom Yên-Bí thư Đoàn xã Ia Rbol-cho biết: Chị H'Hiên là Bí thư Chi đoàn "2 giỏi" tại địa phương. Nhận thấy hiệu quả từ mô hình trồng ổi của chị, Đoàn xã đã tổ chức cho các bạn đoàn viên, thanh niên trong xã đến tham quan, học hỏi. Theo đánh giá, cây ổi có khả năng thích nghi rộng, ít kén đất, dễ trồng, dễ chăm sóc nên có thể nhân rộng tại địa phương. Hy vọng đây sẽ là hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giúp tăng thu nhập cho người dân trong xã.

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp từ cà phê đặc sản

Khởi nghiệp từ cà phê đặc sản

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều nông dân trong tỉnh Gia Lai đã thay đổi tư duy sản xuất, tận dụng lợi thế của địa phương để nâng cao giá trị nông sản. Cơ sở sản xuất cà phê đặc sản Pure coffee (tổ 5, thị trấn Chư Sê) của gia đình anh Nguyễn Tiến Dũng là một ví dụ điển hình.

Tuổi trẻ học và làm theo gương Bác

Tuổi trẻ học và làm theo gương Bác

(GLO)- Sáng 14-5, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Gia Lai tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2025 và tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Kpuih HMin: Tuổi trẻ thì phải xung kích

Kpuih HMin: Tuổi trẻ thì phải xung kích

(GLO)- “Tuổi trẻ thì phải xung kích trong mọi hoạt động, trước hết là thực hiện tốt việc chăm sóc vườn cây, khai thác đúng quy trình kỹ thuật để đạt năng suất cao”. Đó là chia sẻ của anh Kpuih HMin (SN 1997, Bí thư Chi Đoàn 18, Đội cao su Hòa Bình, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông).

Gia Lai: 7 đại biểu tham gia Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VIII

Gia Lai: 7 đại biểu tham gia Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VIII

(GLO)- Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VIII-năm 2025 sẽ diễn ra trong 3 ngày (16 đến 18-5) tại TP. Hồ Chí Minh. Đại hội dự kiến có 444 đại biểu thanh niên đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó tỉnh Gia Lai có 7 đại biểu tham gia.

Trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bơi cơ bản cho 53 em thiếu nhi khó khăn

Trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bơi cơ bản cho 53 em thiếu nhi khó khăn

(GLO)- Sáng 11-5, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh phối hợp với Câu lạc bộ Bơi thanh thiếu nhi Gia Lai tổ chức trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bơi cơ bản miễn phí cho 53 em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP. Pleiku và Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh.

Tuổi trẻ Điện Biên thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ

Tuổi trẻ Điện Biên thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ

Tối 6/5, tại Nghĩa trang liệt sĩ A1 - nơi yên nghỉ của hàng trăm chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, Tỉnh Đoàn Điện Biên long trọng tổ chức Lễ thắp nến và dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 07/5/2025).

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

(GLO)- Thời gian qua, các thành viên nhóm “Cỏ cây” tại TP. Pleiku đã tổ chức nhặt rác tại những khu vực công cộng trên địa bàn thành phố và một số địa phương lân cận. Không chỉ làm sạch không gian sống, các bạn trẻ còn góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.