Bị chiếm đoạt tiền khi làm CTV online: Vì sao nhiều người 'sập bẫy'?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Công an thành phố Hà Nội, gần đây, thêm một nạn nhân bị chiếm đoạt hơn 3 tỷ đồng khi tham gia làm cộng tác viên cho website giả mạo trang thương mại điện tử Amazon.
Người dân cần cẩn trọng trước các thông tin tuyển cộng tác viên làm việc online.

Người dân cần cẩn trọng trước các thông tin tuyển cộng tác viên làm việc online.

Thời gian qua, dù cơ quan công an đã liên tục cảnh báo nhưng vẫn có nhiều người bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bằng hình thức làm cộng tác viên online bán hàng trên các trang thương mại điện tử giả mạo.

"Mồi nhử" hấp dẫn

Hiện nay, nhiều đối tượng sử dụng các ứng dụng Zalo, Telegram hoặc gọi điện mời chào tham gia làm cộng tác viên online bán hàng trên các trang thương mại điện tử giả mạo nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo Công an thành phố Hà Nội, gần đây, thêm một nạn nhân bị chiếm đoạt hơn 3 tỷ đồng khi tham gia làm cộng tác viên cho website giả mạo trang thương mại điện tử Amazon.

Thông qua mạng xã hội Telegram, anh K được mời tham gia làm cộng tác viên bán hàng hưởng hoa hồng trên website amajwzon456.top. Website có giao diện giống như trang thương mại điện tử Amazon với các gian hàng đủ các loại sản phẩm.

Giao diện trang thương mại điện tử giả mạo Amazon. (Nguồn: Công an thành phố hà Nội)

Giao diện trang thương mại điện tử giả mạo Amazon. (Nguồn: Công an thành phố hà Nội)

Trong nhóm có nhiều "cò mồi" xác nhận đã thu được lợi nhuận từ việc bán hàng và đóng tiền thuế cũng như các khoản phí theo yêu cầu thì sẽ rút được tiền về để nạn nhân tin tưởng.

Anh K được hướng dẫn mở gian hàng, đăng bán các sản phẩm do các đối tượng cung cấp, khi có khách đặt hàng thì phải thanh toán tiền cho bên kho cung cấp hàng và vận chuyển cho khách nhận, khi hoàn thành đơn hàng sẽ được hưởng hoa hồng. Thời gian đầu tham gia, đơn hàng nhỏ lẻ và có tiền hoa hồng trả về, nạn nhân vẫn có thể rút tiền ra.

Tuy nhiên, khi đơn hàng có giá trị tăng lên, số lượng đơn đặt hàng cũng tăng lên khiến anh K tiếp tục phải nạp thêm tiền để thanh toán các đơn hàng mới cho bên cung cấp.

Khi số tiền đạt đến con số hàng tỷ đồng, nạn nhân không thể rút tiền ra với lý do cần nâng cấp thành viên trở thành đại lý nên cần nạp thêm 1,5 tỷ đồng thì mới rút ra được.

Mới đây, ngày 19/2, Công an quận Tây Hồ, Hà Nội tiếp nhận đơn trình báo của ông T, sinh năm 1970, về việc ông có lên mạng xã hội làm cộng tác viên bán hàng online. Ông T đã đóng 560 triệu đồng để làm nhiệm vụ thanh toán đơn hàng nhưng không rút được tiền. Lúc này, ông mới phát hiện mình bị lừa và đến cơ quan công an trình báo.

Trên thực tế, mặc dù đã có nhiều cảnh báo của cơ quan công an nhưng vẫn có người bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản từ hình thức tuyển cộng tác thanh toán đơn hàng ảo cho các sàn thương mại điện tử.

"Mồi nhử" mà bọn chúng đưa ra rất hấp dẫn như với mỗi một đơn hàng sẽ được hưởng chênh lệch 10 đến 20%. Khi thanh toán các đơn hàng đầu có giá trị nhỏ, nạn nhân sẽ được hưởng hoa hồng, đến đơn hàng có giá trị cao, các đối tượng sẽ chiếm đoạt số tiền. Nhiều người, nhất là những phụ nữ đang nuôi con nhỏ, hiện ở nhà không có việc làm, có nhu cầu bán hàng online để kiếm thêm thu nhập đã sập bẫy của các đối tượng.

Vừa qua, Công an huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã điều tra, xác minh vụ lừa đảo chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng với thủ đoạn trên. Ngày 22/1, Công an xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên nhận được đơn trình báo của chị T., sinh năm 1984, về việc chị nhận được lời mời làm cộng tác viên thanh toán đơn hàng online trên Facebook.

Sau đó, chị T được hướng dẫn làm nhiệm vụ thanh toán các đơn hàng để được hưởng tiền hoa hồng. Chị T đã chuyển hơn 1 tỷ đồng nhưng sau đó không nhận được tiền gốc và phần hoa hồng như hứa hẹn. Biết mình bị lừa, chị T đã đến cơ quan Công an trình báo sự việc.

Trước đó, vào ngày 27/10/2023, Công an phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, tiếp nhận đơn trình báo của chị N (sinh năm 1994, trú tại Thanh Trì, Hà Nội) về việc bị lừa đảo khi làm cộng tác viên online.

Chị N cho biết có tham gia làm nhiệm vụ online để nhận tiền hoa hồng. Chị đã chuyển khoảng gần 100 triệu đồng để làm thì mới phát hiện mình bị lừa.

Nhận diện các thủ đoạn lừa đảo, tỉnh táo khi đầu tư

Hình thức lừa đảo trên mạng ngày càng tinh vi, xảo quyệt với nhiều thủ đoạn như đơn hàng bị chậm do vận chuyển, phải nộp thuế hải quan... Các đối tượng liên tục thúc ép nạn nhân nạp thêm tiền để nạn nhân không có thời gian suy nghĩ. Khi website này bị đóng, chúng lại tiếp tục lập ra các website giả mạo tương tự để lừa đảo.

Theo lực lượng chức năng, thủ đoạn của đối tượng lừa đảo là mạo danh nhân viên các công ty, doanh nghiệp, các trang thương mại điện tử lôi kéo người dân tham gia làm cộng tác viên bán hàng online với lợi nhuận hấp dẫn, “việc nhẹ lương cao."

Đối tượng thường giao nhiệm vụ cho cộng tác viên hết sức đơn giản (như đăng, chia sẻ bài trên Facebook...) để nhận tiền; sau đó chúng cho đối tượng khác đóng vai “khách hàng” liên hệ cộng tác viên đặt mua hàng và gửi các hóa đơn giả chuyển tiền đặt cọc đến các tài khoản của công ty.

Để hoàn thành đơn hàng, các đối tượng yêu cầu cộng tác viên chuyển thêm các khoản tiền cho công ty để lấy hàng về giao cho “khách hàng," sau đó các đối tượng “khách hàng” sẽ hủy hợp đồng và cắt liên lạc hoặc các đối tượng yêu cầu cộng tác viên nộp một khoản tiền tạm ứng ngay từ đầu trước khi bắt đầu công việc, sau đó chiếm đoạt và cắt đứt liên lạc.

Quảng cáo lừa tuyển cộng tác viên trên Facebook. (Nguồn: Công an thành phố Hà Nội)

Quảng cáo lừa tuyển cộng tác viên trên Facebook. (Nguồn: Công an thành phố Hà Nội)

Đối với những đơn hàng đầu tiên có giá trị thấp, các đối tượng có thể sẽ trả đủ tiền cho cộng tác viên để dụ dỗ, kích thích "con mồi"; đến lần tiếp theo, khi cộng tác viên đặt hàng, tạm ứng với số tiền lớn thì đối tượng chiếm đoạt tiền đặt hàng, đồng thời yêu cầu nộp thêm tiền để hệ thống xử lý lỗi và hoàn trả lại tiền nhưng đều bị chiếm đoạt.

Ngoài ra, các dấu hiệu lừa đảo có thể bao gồm việc người tham gia phải cung cấp thông tin tài khoản cá nhân, bao gồm số thẻ tín dụng hoặc thông tin ngân hàng, với lý do để thực hiện thanh toán hoặc tạo tài khoản; trang thanh toán đơn hàng không an toàn, có dấu hiệu giả mạo các trang web của ngân hàng; quảng cáo công việc quá hấp dẫn và dễ dàng với thu nhập cao mà không yêu cầu kỹ năng hay kinh nghiệm đặc biệt...

Để tránh bị lừa đảo, người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển dụng và đối tượng đăng tin tuyển cộng tác viên bằng nhiều nguồn thông tin khác nhau.

Người dân cũng cần cảnh giác trước những lời mời chào hấp dẫn, hứa hẹn với hoa hồng cao bất thường, không nên tạm ứng tiền hoặc chia sẻ thông tin cá nhân của mình với bất kỳ ai nếu không tin tưởng hoặc không xác thực rõ mọi thông tin. Khi thực hiện nhiệm vụ, nếu phát hiện đối phương có dấu hiệu chần chừ trong việc thanh toán tiền thì cần dừng ngay việc mua hàng.

Đặc biệt, người dân lưu ý không thanh toán, đăng nhập tài khoản ngân hàng vào các trang web không an toàn. Khi tham gia làm cộng tác viên, cần đọc kỹ hợp đồng, thỏa thuận.

Nếu phát hiện trường hợp lừa đảo, cần báo ngay cho cơ quan công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

(GLO)- Thời gian gần đây, các địa phương trong cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến việc trẻ em lên mạng xã hội tìm hiểu, đặt mua hóa chất rồi về làm pháo tự chế. Hiểm họa về pháo tự chế luôn hiện hữu một khi thiếu sự quản lý, giám sát từ cha mẹ.

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

(GLO)- Công an huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa tiếp nhận đơn trình báo của anh A. (SN 1985, trú tại xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) về việc bị đối tượng giả danh công an gọi điện thoại yêu cầu đăng ký định danh xe tải và lừa đảo chiếm đoạt với số tiền 144,4 triệu đồng.

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Trong đó, có việc các đối tượng giả mạo chương trình của đài truyền hình lớn để lừa đảo tặng quà nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Tham gia bán hàng qua mạng, 1 phụ nữ ở Đức Cơ bị chiếm đoạt hơn 1,9 tỷ đồng

Tham gia bán hàng qua mạng, 1 phụ nữ ở Đức Cơ bị chiếm đoạt hơn 1,9 tỷ đồng

(GLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vừa tiếp nhận đơn trình báo của chị Thúy (tên nạn nhân đã được thay đổi; trú tại huyện Đức Cơ) về việc bị đối tượng quen biết trên mạng xã hội lừa đảo, chiếm đoạt số tiền hơn 1,9 tỷ đồng.

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.

Người dân cần liên hệ các kênh thông tin chính thống của BHXH Việt Nam để phòng tránh lừa đảo. Ảnh nguồn baohiemxahoi.gov.vn

Cảnh báo yêu cầu cung cấp thông tin bảo hiểm y tế để lừa đảo

(GLO)- Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, thời gian gần đây, đơn vị nhận được phản ánh của một số cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc một số đối tượng mạo danh gửi giấy mời đến phụ huynh yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để thay đổi, bổ sung thông tin thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID.

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện việc đối tượng lấy cắp tài khoản (hack) Facebook cá nhân để nhắn tin messenger cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền.