Bị chấm điểm thấp, Quảng Nam chấn chỉnh công tác phòng, chống tham nhũng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thanh tra Chính phủ chấm điểm đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của tỉnh Quảng Nam năm 2022 chỉ đạt 61,09/100 điểm.

Ngày 25-11, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành công văn gửi thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; giám đốc các Công ty TNHH MTV thuộc tỉnh về việc tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu chấn chỉnh công tác phòng chống tham nhũng (Ảnh minh họa: tuyengiao.vn)

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu chấn chỉnh công tác phòng chống tham nhũng (Ảnh minh họa: tuyengiao.vn)

Theo công văn, ngày 6-11, Thanh tra Chính phủ ban hành công văn về điểm đánh giá công tác PCTN năm 2022 đối với tỉnh Quảng Nam. Theo đó, Thanh tra Chính phủ chấm điểm đánh giá công tác PCTN của tỉnh năm 2022 đạt 61,09 điểm/100 điểm.

Qua đánh giá công tác PCTN năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nhận thấy còn một số nhiệm vụ theo tiêu chí của bộ chỉ số chưa được các cấp, các ngành thực hiện tốt, như việc thực hiện công khai, minh bạch theo quy định tại Điều 10 Luật PCTN 2018, việc phát hiện các hành vi tham nhũng qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát còn thấp...

Để chấn chỉnh những hạn chế, tồn tại và tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCTN trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc chấn chỉnh những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện các quy định về PCTN thời gian qua.

Trong thời gian đến nghiêm túc rà soát tất cả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh trong công tác PCTN nhằm cụ thể hóa bằng văn bản chỉ đạo cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương một các kịp thời, đúng nội dung, trọng tâm, trọng điểm. Tiếp tục chỉ đạo việc khắc phục sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật để PCTN, tiêu cực và chỉ đạo xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực.

Yêu cầu người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm tổ chức công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

Tập trung thanh tra, kiểm tra, giám sát trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện pháp luật về PCTN, nhất là công tác kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện quy định về công khai, minh bạch trên các lĩnh vực…

Có thể bạn quan tâm

Nhiều địa phương thiệt hại do mưa dữ dội

Nhiều địa phương thiệt hại do mưa dữ dội

Tại Tuyên Quang, Hoà Bình, mưa lớn khiến 53 ngôi nhà bị hư hại, tốc mái. Tại TPHCM và Bình Dương, mưa lớn gây ngập úng cục bộ trên nhiều tuyến đường. Dự báo chiều nay đến ngày mai (11/5) mưa lớn còn tiếp tục ở nhiều nơi, kèm theo nguy cơ ngập úng, lũ quét, sạt lở đất.

Dự kiến sau sáp nhập, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ định các chức danh thuộc HĐND tỉnh và UBND tỉnh

Dự kiến sau sáp nhập, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ định các chức danh thuộc HĐND tỉnh và UBND tỉnh

(GLO)- Theo dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, sau khi sáp nhập tỉnh, kết thúc hoạt động cấp huyện trong năm 2025, các địa phương không tiến hành bầu các chức danh thuộc HĐND và UBND mà sẽ được cấp trên chỉ định.

Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

(GLO)- Sáng 5-5, tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội những tháng đầu năm 2025.