Bệnh nhân COVID-19 dương tính kỷ lục 505 ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà nghiên cứu Anh ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 lâu nhất được biết đến là một bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính 505 ngày trước khi qua đời. 
 
Bệnh nhân COVID-19 lâu kỷ lục đã dương tính trong 505 ngày. Ảnh: AFP
Bệnh nhân COVID-19 lâu kỷ lục đã dương tính trong 505 ngày. Ảnh: AFP
Kỷ lục mắc COVID-19 liên tục trước đây được cho là 335 ngày, nhóm nghiên cứu từ King's College London và Guy's and St Thomas' NHS Foundation Trust thông tin. 
Đồng tác giả của nghiên cứu, nhà virus học tư vấn Gaia Nebbia, cho biết, bệnh nhân COVID-19 dương tính 505 ngày được chẩn đoán nhiễm virus vào giữa năm 2020 và các triệu chứng hô hấp sau đó được cải thiện. Tuy nhiên, bệnh nhân có kết quả dương tính khoảng 45 lần trước khi nhập viện cho tới khi chết. 
Tiến sĩ Nebbia cho biết, lây nhiễm dai dẳng với SARS-CoV-2 đã được ghi nhận ở những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch suy yếu.
Bà và nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu cách virus thay đổi theo thời gian ở 9 bệnh nhân COVID-19 và kết luận rằng các biến thể mới có thể xuất hiện ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch. “Đây là một trong những giả thuyết về sự xuất hiện của các biến thể" - bà nói với AFP. 
Nhà khoa học này chỉ ra, việc lấy mẫu thường xuyên và phân tích di truyền của virus cho thấy 5 trong số 9 bệnh nhân đã phát triển ít nhất 1 đột biến có trong các biến thể đáng lo ngại.
"Một số cá nhân đã phát triển nhiều đột biến liên quan đến các biến thể đáng lo ngại như biến thể Alpha, Delta và Omicron. Tuy nhiên, không ai trong số các cá nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đã phát triển các biến thể mới thành các biến thể đáng lo ngại lây lan rộng" - Tiến sĩ Nebbia lưu ý. 
Trong số 9 bệnh nhân suy giảm miễn dịch có kết quả xét nghiệm dương tính trong ít nhất 8 tuần, lây nhiễm dai dẳng liên tục được ghi nhận trung bình trong 73 ngày. Tuy nhiên, có 2 bệnh nhân bị lây nhiễm dai dẳng hơn một năm.
Tất cả các bệnh nhân này đều có hệ thống miễn dịch suy yếu do cấy ghép nội tạng, HIV, ung thư hoặc các liệu pháp y tế khác. Những bệnh nhân này đã được nghiên cứu từ tháng 3.2020 đến tháng 12.2021. 
Trong số 9 bệnh nhân COVID-19 trong nghiên cứu, có 5 người sống sót. Có 2 trong số 5 người sống sót đã phục hồi mà không cần điều trị và 2 người khác hồi phục sau khi điều trị kháng virus. Bệnh nhân thứ 5 vẫn dương tính trong lần tái khám cuối cùng vào đầu năm 2022 dù đã điều trị và mắc COVID-19 tới 412 ngày.
Theo các nhà nghiên cứu, nếu tiếp tục có kết quả dương tính trong lần hẹn khám tiếp theo, bệnh nhân này sẽ vượt kỷ lục 505 ngày của bệnh nhân đã qua đời. 
Những phát hiện về bệnh nhân COVID-19 lâu kỷ lục được trình bày tại Đại hội về vi sinh lâm sàng và các bệnh truyền nhiễm Châu Âu ở Lisbon khai mạc ngày 23.4. 
Theo Thanh Hà (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.