Bệnh nhân 91 chưa có người nhà, ai sẽ làm thủ tục khi ghép phổi?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tròn 2 tháng bệnh nhân 91 nhập viện điều trị COVID-19, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM vẫn chưa liên lạc được với thân nhân của nam phi công này. 
Trao đổi với Lao Động sáng 17.5, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM thông tin, sức khoẻ bệnh nhân 91 còn tiên lượng rất nặng.
Bệnh nhân nằm yên, uống an thần, thỉnh thoảng có kích thích nhẹ. Không ghi nhận xuất huyết, tim co bóp đồng bộ. Bệnh nhân tiếp tục được chỉ định thở máy, can thiệp ECMO, lọc máu, kháng sinh, kháng nấm.
Khi biết bệnh nhân này đang trong giai đoạn nguy kịch, chỉ khi được ghép phổi mới có thể sống sót, đã có nhiều người trong nước tình nguyện hiến phổi tặng cho bệnh nhân 91, tuy nhiên Bộ Y tế hướng đến việc tìm nguồn phổi từ người cho đã bị chết não. 
Trong trường hợp bệnh nhân 91 không có người thân hoặc người thân chưa liên lạc với bệnh viện ở Việt Nam, trước khi tiến hành ghép phổi cho bệnh nhân, Đại sứ quán Anh sẽ phải đại diện phía người nhà bệnh nhân để làm các thủ tục ghép phổi.  
Như Lao Động đã đưa tin, bệnh nhân 91 (43 tuổi, nam phi công người Anh) từ ngày 13 đến 18.3 có tới quán bar Buddha, nơi được xem là "ổ dịch" tại TPHCM. 
Ngày 17.3, bệnh nhân khởi phát sốt, ho. Đến chiều 18.3, bệnh nhân tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM khám và được xác định mắc COVID-19. Bệnh nhân được theo dõi và điều trị tại bệnh viện này từ đó tới nay.
ANH NHÀN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).