Bềnh bồng ươi bay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi ghé thăm Kbang một ngày rực nắng. Nắng tháng 5 nhẹ nhàng thả ngày xanh trên mọi nẻo uốn lượn, xuyên qua bóng râm mát rượi của tán cây lá đỏ bên đường. Lòng rạo rực tự vấn: Những bồng bềnh, dịu vời, xa xăm bỗng chốc theo gió mà bay bay, mà rụng rơi kia có điều gì đó hấp dẫn, diệu kỳ đến thế?
Ươi bay, một hiện tượng tự nhiên mà tôi mê đắm khi được khám phá cánh rừng nguyên sinh ở xã Sơn Lang. Quả ươi rụng kèm theo chiếc lá đài giống như cái dù khi gặp gió bay ra xa nên gọi là ươi bay. Các loại cây trái khác ít nhất mỗi năm sẽ có một mùa, nhưng quả ươi bay 4 năm mới có một vụ. Song lớp trước, lớp sau thay phiên nhau nên năm nào cũng có trái là thế. Ươi bay, người đứng dưới chỉ việc đi nhặt.
Điện thoại bắt đầu mất sóng, tôi thấy mình tách hẳn với lo toan nơi phố thị. Trở về với bản ngã thiên nhiên cùng sự tĩnh lặng từ bên trong tâm hồn. Tôi nghỉ chân, ngồi dưới tán lá cây tận hưởng sự trong lành, khoáng đạt và bắt đầu hành trình “săn” ươi bay. Cả một rừng ươi rùng ràng buông mình loay xoay, lã chã, ẩn hiện lòa nhòa trong khói nắng. Có quả đùa bỡn múa may chẳng sợ hãi ngần ngại rụt rè mà chạm vào ngọn cỏ xanh mềm mượt, vào bông hoa, vào mặt đất. Có quả chao qua chao lại rồi ngó nghiêng khe khẽ cười trong nắng sớm. Có quả vương vít với cành tiếc nuối tháng ngày xanh trẻ nên chẳng chịu buông lìa. Quả nối quả, ngày nối ngày, mùa nối mùa cứ thế la đà đùa vui với gió, cứ thế tự tại sống đời thảo mộc.
Hạt ươi. Ảnh: K.N.B
Hạt ươi. Ảnh: K.N.B
Sáng mùa hè, nắng man mác hiền hòa đủ để tôi và anh Blới-một người bạn dẫn đường ở làng Hà Nừng, người đã sống trọn đời với rừng có thể chuyện trò thoải mái dưới những tán cây mát rượi. Chỉ thế thôi đã thấy xa xanh vô cùng, như thể tôi đang chạm tới những tít tắp rợn ngợp bao la kia. Theo hướng ánh nắng chiếu qua tay bạn, nhìn thấy cây nào mọc cao nhất trong rừng, lá màu nâu tím, tán đỏ thì ấy là cây ươi. Anh Blới còn đoán được hướng ươi bay.
Về miền ươi bay nghe anh Blới kể chuyện. Mỗi mùa ươi bay, nhiều cây già chẳng còn nữa, chỉ còn gốc cây trơ trọi, nhựa bám quanh thân đặc quánh sau khi nhận một vết chặt ngang sắc lẹm. Giờ đây, những vạt ươi lùi tít vào rừng sâu, cảnh ươi bay không còn phổ biến vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa cao nguyên nữa. Nếu không bảo vệ rừng, trong tương lai, cây ươi sẽ ngày càng cạn kiệt. Nghĩ đến thế thôi, cả 2 chúng tôi đều lặng im rồi ngước nhìn lên màu rừng thấy đỏ như ráng pha… Nhìn sang một cây ươi non vừa lên quá đầu người, lá còn đang chia thùy mà nghĩ đến chuyện cả chục năm nữa cây mới cho quả. Lúc đó chắc gì tôi có cơ hội được chiêm ngưỡng những vạt rừng lấp lánh cánh ươi bay.
Chờ thôi, chờ tới lúc những cơn mưa đầu tiên rơi xuống, làm mềm đất đai, “tấm áo” bao quanh chùm quả mới bung ra, để những hạt ươi bay nhẹ đáp xuống mặt đất. Những hạt nâu nâu ấy gặp đất ẩm, gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm, bung chồi và cả thập kỷ sau sẽ tiếp tục có thêm những mùa ươi bay. Tôi đưa tay tìm nhặt một quả ươi còn nguyên chiếc lá đài với hy vọng sẽ có nhiều cây ươi theo vòng tuần hoàn được tái sinh. Khi ấy, mùa ươi bay bềnh bồng, bềnh bồng…
NGUYỄN THỊ DIỄM

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.