Truyện ngắn: Châu thổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đất nứt toạc dưới chân như thể đã hóa thành lớp băng mỏng, vỡ tan dưới sức nặng cơ thể mười tuổi của thằng nhóc, kéo nó xuống một vùng mát lạnh.


 

 Tranh: TRẦN NGỌC SINH
Tranh: TRẦN NGỌC SINH



Tấm lưng được nước đỡ lấy, chìm từ từ xuống khe sâu. Hai bàn chân duỗi ra, cố tiếp đất nhưng bước hụt khiến nó rơi ra khỏi giấc mộng, bừng tỉnh và thấy mắt mình đang bị một tia nắng chui qua lỗ thủng của mái tôn đâm thẳng vào.

Nó ngồi dậy, nhìn đồng hồ đeo tay rồi uể oải lại tủ lạnh lấy nước. Miệng nó khô như nhai cát nhưng chỉ dám uống một ngụm, vặn nắp, cất lại vào tủ lạnh. Chần chừ một hồi lại mở tủ, lấy chai nước, mở nắp, hớp thêm một ngụm nữa.

Tiếng kèn hiệu tò te vang lên xa xa. Thằng nhỏ vội lấy hai can nước trống ở góc nhà, trèo lên xe đạp nhưng sực nhớ chưa đóng cửa, lại nhảy xuống. Chiếc xe đạp chao nghiêng, vừa quay vào đã ngã xuống đất. Khóa cửa xong, gắn lại xích xe, nó cố leo lên cái xe đạp vốn cao ngang ngực. Cọc cạch hồi lâu, từng vòng bánh xe cuối cùng cũng lăn trên đường quê.

Chiếc áo sơmi người lớn bọc kín tấm thân con nít đen nhẻm của thằng nhỏ như bọc viên kẹo đang tan. Nó đạp mà như bơi, phải rướn hết hai cái cẳng tong teo mới tới bàn đạp, trong khi nắng táp xuống hai bắp đùi nóng rẫy. Hai can nước rỗng cột ở yên xe kêu lụp bụp, thoáng cái đã thoảng lên mùi mủ cháy.

"Đi lấy nước hả?".

Dưới ruộng, người đàn ông đội chiếc nón lá rách rưới nhô lên hỏi. Chống chân không tới, nó phải vừa bóp thắng vừa nhảy xuống: "Dạ, ba!".

Nó đáp gọn lỏn, nhìn khoảnh đất nứt nẻ dưới chân ông. Mặt trời và nước mặn rút cạn sắc xanh của lúa khiến chúng kiệt khô, nằm oằn mình thoi thóp. Sau lưng ông, vẫn còn mấy mảng ruộng xanh chờ cháy, những thân lúa cam chịu, bất động để cho cái nắng mặc sức làm tình làm tội.

"Thôi đi sớm đi, rồi về ăn cơm", ba nó xua tay nói rồi kéo sụp nón lại, cặm cụi nhổ đống lúa chết. Chỉ kịp lí nhí dạ dạ trong miệng, thằng nhóc vội tiếp tục hành trình. Môi nó khô đến mức mở lớn lại đau. Chỉ cần cố thêm chút nữa, qua khỏi khúc cua này là đến chỗ lấy nước.

Nhìn hàng dài những quả đầu nhấp nhô mà nó phát ngán. Nhiều người mang theo một chiếc xe kéo chất đầy năm sáu can lớn. So với họ, hai can nước trên xe đạp của nó chẳng có ký lô nào.

Nó rướn người, nhìn nước từ bồn chảy sang mấy cái can be bé mà nuốt ừng ực, tưởng chừng nhìn thôi cũng đủ đã khát. Mà sao người xếp hàng đông vậy, biết tới phiên nó có còn đủ nước không? Nó bồn chồn siết thắng, mồ hôi chảy từ trán chéo qua mắt cay xè, rơi xuống môi mằn mặn, mặn như vị của đất. Loạng choạng, chiếc xe đạp bỗng như con ngựa chứng vùng khỏi tay, đụng phải người đứng trước.

Cái dáng cao dong dỏng quay lại.

"Dạ, thầy...", mấy lời lúng búng trên môi nó.

Ông thầy nhìn nó cười xòa. Trên cái xe rùa phụ hồ của thầy là bốn năm can nước, rồi cả chai nhựa ngổn ngang. Nhà thầy nhiều người hơn nhà nó. Thật khó để nhận ra ông thầy trong bộ áo thun cộc tay.

"Mấy tháng nay trường đóng cửa, thầy làm gì thầy?".

Ông thầy nhìn học trò, cười méo xẹo: "Làm con lạc đà chở nước".

Nó cười hì hì. Chợt một thằng nhóc khác chạy đến gật đầu chào thầy, rồi quay sang nó rủ chiều đi bắt dế.

"Con không đi lấy nước hả?" - thầy nhìn hai bàn tay trống của nó hỏi.

"Dạ, ba con lấy" - nó chỉ tay phía trước mà chẳng rõ chỉ ai, đoạn quay sang bạn đón lấy can nước "để tao xách tiếp cho!".

Nhìn hai đứa học trò ríu rít, tim ông thầy giật thót. Sau mùa hạn mặn này, liệu đám trò nhỏ còn tin những gì ông nói về "châu thổ phù sa màu mỡ" nữa không. Trọng lực của trái đất như hút dính ông sâu xuống châu thổ, mấy ngón chân bấu chặt.

Dưới cái nắng chấp chới, châu thổ hóa thành một huyền thoại. Hơi nóng bốc lên đẩy trời cao thêm. Trời cứ thể cao mãi ra, nhìn xuống một vùng châu thổ chỉ còn là mảng nâu xám với mấy ngàn đầu người nhô lên như nấm đòi nước. Thứ nước chảy ào ạt vào can, thứ nước sóng sánh theo mỗi vòng xe đạp trên đường. Thằng nhỏ cố đạp nhanh. Nắng tháng năm tráo trở trút lên da thịt trẻ con đang phồng rộp. Một gã khùng đầu trần đi trên đường làng, vừa đi vừa hát mấy bài nhạc chế tục tĩu. "Ê... nhỏ...".

Nó ngoái nhìn, nhưng cứ chạy.

Thình lình, chiếc xe sụp xuống ổ gà, đổ nhào xuống đường. Mặt rát đau, máu rướm hai đầu gối nhưng nó chỉ quan tâm hai can nước đang nằm chỏng chơ trên đường. Một chiếc nắp vặn không kín, văng đâu mất sau cú rơi, nước từ miệng can chảy ra ừng ực như người đang hấp hối. Châu thổ sẽ lấy lại từng giọt, trong cái âm vang của cơn giận dữ tích tụ, đợi biển tới.

Nó lồm cồm ngồi dậy, cà nhắc đi đến lượm lại hai can nước. Trút hết số nước còn lại từ can nước bể sang can mất nắp, lấy nắp vặn kín, đoạn soi bóng nước trong can dưới ánh nắng chính ngọ, chẳng làm sao để nó đầy lại được.

Mặt trời chảy lên tấm thân nhầy nhụa. Bàn chân trần giẫm lên da thịt nóng rẫy của châu thổ. Chiếc xe nằm bên vệ đường, bánh trước móp méo, bánh sau theo quán tính vẫn còn xoay chậm chậm, bị bỏ lại sau chiếc bóng bé nhỏ cà nhắc lôi can nước, nhòe trong hơi nóng mùa hè.

Chỉ còn lại thằng điên trên đường, vừa đi vừa hát.

 

Theo HUỲNH TRỌNG KHANG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...