Bên trong lò gốm thủ công cổ nhất Bình Dương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Lò lu Đại Hưng” có lịch sử trên 150 năm, là nơi sản xuất và bảo tồn nghề gốm truyền thống.
 

 

Lò gốm cổ Đại Hưng, hay thường được người dân quen gọi là Lò lu Đại Hưng nằm ở ấp 1, xã Tương Bình Hiệp, Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cách trung tâm thành phố khoảng 3 km về phía bắc. Cái tên “Lò lu” xuất phát từ lò gốm chuyên sản xuất các loại lu, khạp, hũ... dùng cho sản xuất nông ngư nghiệp và đời sống từ xa xưa. Lò lu Đại Hưng hiện vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công truyền thống, với sản phẩm nghề đặc trưng truyền thống. Đây cũng là cơ sở sản xuất gốm thủ công lớn nhất Bình Dương với diện tích gần 11.000 m2.
 

 

Lò lu Đại Hưng có lịch sử trên 150 năm; với người chủ sáng lập đầu tiên là một người Hoa gốc Quảng Đông, Trung Quốc, trong cộng đồng di cư đến vùng đất này vào khoảng thế kỷ 17-18. Lò lu Đại Hưng đã trải qua nhiều thăng trầm, với nhiều đời chủ. Có những quãng thời gian khó khăn, Lò lu Đại Hưng tưởng như phải đóng cửa ngừng sản xuất. Cơ sở cũng đã từng suýt bị giải thể vì bị cho rằng gây ô nhiễm môi trường; nhưng may mắn đã được giữ lại với quan điểm bảo tồn nghề truyền thống.
 

 

Sản phẩm của Đại Hưng chủ yếu là sản phẩm gốm gia dụng, thiết thực cho đời sống của những người làm nông - ngư nghiệp, không sản xuất hàng gốm mỹ nghệ. Mỗi ngày trung bình lò xuất xưởng khoảng 300 sản phẩm các loại, tiêu thụ nhiều ở các tỉnh miền Tây và cả Campuchia, Thái Lan, vận chuyển theo đường giao thông thuỷ.

Trong ảnh là ông Hồ Văn Lớn, 75 tuổi, đang gia công một chiếc khạp. Ông theo nghề gốm từ năm 21 tuổi và đã có 15 năm gắn bó với Lò lu Đại Hưng. Đất sét được cắt thành miếng, cán mỏng làm thành khạp và đưa vào khuôn tròn đặt ngược.

 

 

Phần miệng trên của khạp được tiếp tục bổ sung bằng một rẻo đất khác.
 

 

Cả hệ khuôn được lật ngược lại, xén và làm mịn phần miệng trên. Sau đó khuôn được nhấc ra. Đây chỉ là nửa trên của chiếc khạp, nửa dưới có đáy được làm độc lập tương tự.
 

 

Nửa trên và nửa dưới được phơi trong một thời gian ngắn, khi đủ cứng sẽ ghép lại với nhau.
 

 

Xưởng còn chuyên làm ống thoát nước, sản phẩm này cũng có thể sử dụng làm ống khói. Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm (ảnh), đã có 15 năm trong nghề. Đất được đưa vào hai nửa khuôn và ghép lại với nhau. Sau đó miết vết ghép nối. Độ dài đoạn ống được tính đủ cho tay thò vào thao tác ở hai đầu ống.
 

 

Một người thợ khác đang làm đoạn nối vuông góc của ống (được gọi là “cút”).
 

 

Công đoạn tráng men cũng được làm thủ công với từng sản phẩm một.
 

 

Các sản phẩm được phơi khô, kiểm tra và xếp vào lò nung. Lò nung Đại Hưng là kiểu lò bao, với hình cuốn như vỏ sỏ úp nối nhau từ thấp đến cao. Có tổng cộng 15 lò, căn đầu tiên là nơi mồi lửa, nhiên liệu đốt là củi. Hai bên lò có cửa để đưa sản phẩm vào. Sau khi xếp sản phẩm vào lò, các cửa lò sẽ được xây trám, bịt kín, chỉ chừa một lỗ nhỏ - gọi là mắt lò, để tiếp củi vào và quan sát lửa. Lò được đốt ở 1200 độ C, thời gian 4-6 tiếng. Những thợ lò cho biết, mỗi mẻ sản phẩm sau nung đạt khoảng 90%.
 

 

Ông Bùi Văn Giang (Tám Giang), chủ lò đang kiểm tra thợ gia công sản phẩm. Trải qua thời gian cùng những thăng trầm lịch sử, và những thay đổi của đời sống, xã hội, Lò lu Đại Hưng vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công truyền thống như xưa, không sử dụng máy móc (trừ khâu làm đất); trong khi các cơ sở gốm khác ở Bình Dương đã thay đổi, cơ giới hoá nhiều. Đây là quan điểm bảo tồn của ông chủ Tám Giang cũng như Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch tỉnh Bình Dương.
 

 

Những sản phẩm ở đây vẫn được làm theo cách thức cổ truyền xưa với hình dáng, chất liệu, màu sắc sản phẩm giống như hơn một trăm năm trước.

Hà Thành/VNE

Có thể bạn quan tâm

Nghề của niềm đam mê

Nghề của niềm đam mê

Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.