Bên những tàng thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày mới lên Gia Lai, tôi đã từng thích thú reo lên: “Ôi, rừng thông!”. Qua cửa sổ của xe khách, tôi mải miết ngắm nhìn những đồi thông xanh mướt, một cảm giác thân thuộc đến lạ. Trong hành trang tôi mang theo ngày ấy còn có quả thông khô của cậu bạn thân tặng. Món quà nhỏ xinh luôn được tôi nâng niu gìn giữ. Bây giờ, quả thông trở thành đồ chơi của con trai tôi, mỗi lần chơi xong lại cẩn thận đặt lên góc bàn làm việc của mẹ. Còn tôi, mỗi lần nhớ đến lại mang ra ngắm nghía.
Trong ký ức tuổi thơ tôi, đồi thông là một phần đầy ắp kỷ niệm đẹp. Đó là những buổi chăn trâu chơi trốn tìm, phía dưới gốc thông là bụi chạc chìu nối nhau, đến mùa trổ bông trắng muốt, thơm dịu cả khoảng không hay những bụi sim, trâm rừng, dủ dẻ... Trong lúc tìm nơi ẩn nấp, may mắn đụng gốc sim nhiều quả chín lựng, chùm trâm sai trĩu, vừa núp vừa hái ăn, thích thú khúc khích cười.
Những buổi cuối tuần nghỉ học, cả đám rủ nhau lên đồi thông tìm củi gửi mẹ mang xuống chợ huyện bán. Phần thưởng mẹ cho sau mỗi lần như thế thường là chiếc bánh đúc hay vài chiếc bánh răng bừa, có khi là cuốn truyện cũ, cả đám chuyền tay nhau đọc.
Gốc thông bao giờ cũng là bóng mát tuyệt vời cho những đứa trẻ chăn trâu. Khi nắng lên, chúng tôi tìm chỗ bằng phẳng để chơi đồ hàng. Những chiếc lá thông khô sẽ được bó lại thành nắm làm chổi quét nhà, làm sợi bún, sợi phở… trong trò chơi bán hàng của trẻ con. Chúng tôi ngắt những nụ hoa mua tím kết xen với bông chạc chìu trắng làm đèn nháy rồi trang trí lên cây thông…
Có hôm nghịch ngợm chọn cây thông lớn, cành to, leo lên cây, rồi ngồi vắt vẻo ăn trâm rừng. Chơi chán, chúng tôi lại cùng nhau nằm ngửa mặt nhìn lên cao. Trên kia, từng tia nắng chiếu xuống lọt qua tàng cây, hắt lên mặt mỗi đứa thành vệt dài, đưa tay hứng nắng, sợi nắng xen qua kẽ tay thành nhiều hình thù vui mắt.
Ngọn thông đưa nhẹ đều trong nắng gió, thi thoảng lại phát ra thanh âm vi vu hòa với tiếng của lũ chào mào, cu gáy… Chúng tôi gọi đó là “bản nhạc thông reo”. Thảm lá thông rụng xuống chồng lên nhau sẽ là chiếc thảm êm đềm mỗi khi trời gió mát, cơn buồn ngủ kéo đến.
Minh họa: Thủy Ngọc
Minh họa: Thủy Ngọc
Sau này, khi thông đã đến tuổi lấy nhựa, người ta phát và dọn hết thảy cây cối tầng thấp mọc dưới gốc thông, rừng thông cũng có người canh giữ vì sợ mất nhựa, trẻ con chúng tôi chẳng còn được thoải mái ngồi dưới gốc thông để chơi đùa nữa. Thi thoảng, đứng từ xa nhìn về phía đồi thông, ánh mắt đứa nào cũng đầy thèm thuồng, nuối tiếc.
Ngày cuối tuần, tôi cùng nhóm bạn thân thường rủ nhau lên đồi thông ở đường Phan Đình Phùng chơi. Nhìn ngắm con trai mình cùng các bạn mải miết nhặt những quả thông khô, ngồi chụm lại chơi chung, trên cao gió thổi ngọn thông cọ vào nhau phát thanh âm vi vút vui tai, vài con chim chuyền cành cũng góp vào đó tiếng hót lảnh lót. Tôi thấy cả khung trời tuổi thơ như hiện về trước mắt.
PHÚC AN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.