Bé gái 4 tuổi ở Bình Thuận bị chó cắn rồi phát bệnh dại, tử vong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bé gái 4 tuổi ở Bình Thuận bị chó của gia đình hàng xóm cắn, 9 ngày sau bé tử vong do bệnh dại.

Ngày 16.2, lãnh đạo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận bé gái T.T.H.T (4 tuổi, ngụ xã Tân Thắng, H.Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) bị bệnh dại vì chó cắn. Do bé mắc bệnh dại nặng nên bệnh viện cho về nhà.

Chiều cùng ngày, bác sĩ Nguyễn Văn Sang, Phó giám đốc Trung tâm y tế H.Hàm Tân (Bình Thuận) xác nhận thông tin bệnh nhi ở địa phương sau khi bị chó cắn thì phát bệnh dại và đã tử vong.

Bệnh nhi bị chó cắn, sau đó phát bệnh dại và tử vong

Bệnh nhi bị chó cắn, sau đó phát bệnh dại và tử vong

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Sang, ngày 7.2, bệnh nhi bị con chó nhỏ khoảng 5 - 6 tháng tuổi cạnh nhà cắn 8 - 9 nhát vào vùng mặt, trán, quanh mắt, gò má trái.

Do chủ quan nên người nhà bệnh nhi đã không xử lý vết thương tại chỗ và tiêm phòng dại, nhưng lại đưa đi điều trị bệnh dại bằng phương pháp của người dân tộc thiểu số gần đó.

Ngày 13.2, bé có biểu hiện lừ đừ, buồn nôn và nôn. Ngày 14.2, bé có triệu chứng sợ gió, nôn ói, sốt nhẹ nên được đưa đi khám tại Bệnh viện đa khoa khu vực La Gi và được chẩn đoán mắc bệnh dại.

Trưa 14.2, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM và cũng được chẩn đoán mắc bệnh dại trong tình trạng nặng. Sau khi tư vấn, bệnh viện đã cho bệnh nhi về trong đêm.

Sau khi về nhà, lúc 11 giờ ngày 15.2, bé có biểu hiện sợ gió, nôn ói, sốt nhẹ và tử vong vào lúc chiều tối.

Qua điều tra dịch tễ cho thấy, trước đó bé chưa từng bị chó cắn và tiêm phòng vắc xin bệnh dại. Tại khu vực nhà bé ở chưa ghi nhận ca mắc bệnh dại nào liên quan. Tuy nhiên, tại thôn khác thuộc xã Tân Thắng có ca mắc bệnh dại tử vong ngày 17.12.2023.

Về phần con chó sau cắn bé gái thì có biểu hiện hung dữ, chảy nước bọt nhiều và bị đánh chết vào ngày 7.2. Ngoài bé gái nói trên, không có ai bị con chó này cắn hay bị văng nước bọt lên niêm mạc.

Trung tâm y tế H.Hàm Tân đã điều tra người tiếp xúc, nguồn lây nhiễm tại gia đình và cộng đồng để điều trị dự phòng bệnh dại cho những người bị phơi nhiễm tại khu vực ổ dịch.

Đối với vật nuôi chó, mèo các hộ gia đình lân cận, đã được bắt nhốt tại gia đình để theo dõi, không thả rông ra ngoài.

Trung tâm y tế H.Hàm Tân cũng đã báo cáo ca bệnh dại cho Trung tâm kiểm soát soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận, UBND H.Hàm Tân và tiến hành điều tra, giám sát ca bệnh tại cộng đồng. Đồng thời, tuyên truyền vận động người nhà và những người xung quanh khi bị chó cào hoặc cắn nên rửa vết thương ngay tại chỗ bằng xà phòng và nước sạch. Đi tiêm ngừa vắc xin phòng dại trước 24 giờ.

Trung tâm y tế H.Hàm Tân cũng tăng cường công tác truyền thông phòng, chống bệnh dại tại địa bàn xã Tân Thắng.

Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, ngày 12.2, ông T.T.H (57 tuổi, chủ quán thịt chó ở xã Tân Phú, H.Thới Bình, Cà Mau) tử vong do bệnh dại sau 5 tháng bị chó cắn.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

(GLO)- Chiều 15-3, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng-chống bệnh sởi. Tại điểm cầu trung ương, bà Đào Hồng Lan-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị.