Báu vật quốc gia chỉ Việt Nam mới có hiện đang ở chùa Giám tỉnh Hải Dương là vật gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Báu vật” quốc gia có từ cuối thế kỷ 17 tại ngôi chùa Giám, thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương chính là tòa Cửu phẩm liên hoa – Cối kinh. Đây là công trình Phật giáo độc đáo chỉ có duy nhất ở Việt Nam.

 

Chùa Giám hay còn gọi là Nghiêm quang tự
Chùa Giám hay còn gọi là Nghiêm quang tự
 
Dễ dàng bắt gặp những nét kiến trúc cổ tại ngôi chùa này
Dễ dàng bắt gặp những nét kiến trúc cổ tại ngôi chùa này



Chùa Giám tên chữ là "Nghiêm Quang Tự". Căn cứ vào 2 tấm bia kí Chính Hòa năm 17 " Bính Tý niên 1696", Chính Hòa thứ 22 " Tân Tỵ niên 1701". Chùa Giám Cẩm Sơn trước đây thuộc tổng An Trang, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương, nay là xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Xã Cẩm Sơn trước đây thuộc huyện Lương Tài, Bắc Ninh, đến năm 1897 thời Pháp thuộc thay đổi địa giới hành chính chuyển về huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, do đó có khắc chữ ở quả chuông đồng và cột chùa ghi là An Trang xã, Lương Tài huyện, Bắc Ninh.


 

 Tòa cửu phẩm liên hoa
Tòa cửu phẩm liên hoa
Bảo vật quốc gia tại chùa Giám
Bảo vật quốc gia tại chùa Giám



Chùa Giám là nơi thờ, tưởng niệm vị Thánh thuốc Nam - Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh. Chùa được xây dựng từ thời Lý và được Tuệ Tĩnh trùng tu, tôn tạo vào thế kỷ 14. Đến cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, chùa được xây dựng lại với quy mô lớn theo kiểu "nội công, ngoại quốc". Chùa được xếp hạng di tích quốc gia năm 1974.

Tòa Cửu phẩm được sơn son thiếp vàng với những nét hoa văn có giá trị thẩm mĩ cao. Tòa Cửu phẩm được đặt trên ngõng đá tựa ổ bi. Vào ngày lễ Phật mọi người đẩy cây cửu phẩm quay một cách nhẹ nhàng.

Trên các tầng hoa sen có 144 pho tượng ở 54 lần cánh sen, tầng trên cùng có tượng A di đà. Cửu phẩm niên hoa còn được lưu giữ nguyên bản kiến trúc cổ và là một trong ba tòa Cửu phẩm (chùa Bút Tháp - Bắc Ninh, chùa Động Ngọ Thanh Hà - Hải Dương) có giá trị đặc biệt về nghệ thuật điêu khắc và trang trí ở nước ta.


 

Kiến trúc độc đáo, tinh xảo của tòa cửu phẩm liên hoa
Kiến trúc độc đáo, tinh xảo của tòa cửu phẩm liên hoa
 Những đường nét điêu khắc tinh xảo
Những đường nét điêu khắc tinh xảo



Năm 2016, tòa cửu phẩm liên hoa của chùa Giám được công nhận là bảo vật quốc gia.

Theo quan niệm của Phật giáo, cứ quay một vòng tháp Cửu Phẩm Liên Hoa thì lời trì tụng sẽ được nhân lên thành 3.542.400 lần, để người niệm mau đạt tới chính quả.


 

 
"Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu, hoa khai kiến phật ngộ vô sanh"
"Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu, hoa khai kiến phật ngộ vô sanh"


Cửu phẩm liên hoa không chỉ mang thông điệp từ bi, vị tha, bác ái của đạo Phật mà còn thể hiện sự phát triển của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử ở nước ta. Sự hiện diện của các tòa tháp Cửu phẩm liên hoa ở Việt Nam một lần nữa khẳng định nghệ thuật điêu khắc đỉnh cao ở nước ta vào cuối thế kỷ 17, 18.

 

 
 



https://danviet.vn/bau-vat-quoc-gia-o-chua-giam-hai-duong-va-chi-viet-nam-moi-co-la-thu-gi-20200510011709274.htm

Theo Vi Phong (Báo Tổ quốc/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.