Bật mí về tác phẩm 'Chân dung Bác Hồ' được ghép từ hàng vạn đóa sen

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tác phẩm "Chân dung Bác Hồ" được ghép từ hoa sen trên kính cường lực tại Lễ hội Sen Hà Nội 2024 trở thành tâm điểm chú ý của công chúng.
Tác phẩm Chân dung Bác Hồ

Tác phẩm Chân dung Bác Hồ

Tại Lễ hội Sen Hà Nội diễn ra từ ngày 12 đến 16-7, nơi tôn vinh vẻ đẹp của hoa sen và những giá trị văn hóa tinh thần gắn với sen trong đời sống, Viện Kinh tế, Văn hóa và Nghệ thuật ra mắt tác phẩm "Chân dung Bác Hồ" được ghép từ hoa sen trên kính cường lực.

"Bức tranh kính chân dung Bác Hồ ghép từ hoa sen" do các thành viên của Viện Kinh tế, văn hóa và nghệ thuật thực hiện, có kích thước chiều rộng 1,70 m x chiều dài 2,50 m, chất liệu kính cường lực dày 2 cm, được ghép từ 54 x 36 = 1.944 tấm ảnh hoa sen chụp từ các vùng miền.

Trên bức tranh có tích hợp mã QR Code chứa tư liệu giới thiệu về ý nghĩa của bức tranh gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hơn 600.000 bức tranh, ảnh bản quyền về hoa sen của các thành viên được lựa chọn để tìm ra những tác phẩm phù hợp nhất với bố cục, màu sắc trong tác phẩm chân dung Bác Hồ.

"Chân dung Bác Hồ" được ghép từ hàng ngàn tấm ảnh hoa sen

"Chân dung Bác Hồ" được ghép từ hàng ngàn tấm ảnh hoa sen

Nhà báo Vương Xuân Nguyên, Viện trưởng Viện Kinh tế, Văn hóa và Nghệ thuật, cho biết bức chân dung Bác Hồ được ghép từ gần hai ngàn tác phẩm ảnh về sen được các nghệ nhân, nghệ sĩ của Viện Kinh tế Văn hóa và Nghệ thuật thực hiện trong 6 tháng với các công đoạn: Phác thảo ý tưởng, thu thập tư liệu ảnh hoa sen, sắp xếp ảnh, số hóa dữ liệu ảnh, chuyển sang chất liệu kính, hoàn thiện tác phẩm…

Trong tác phẩm trên, các nghệ nhân, nghệ sĩ của Viện Kinh tế, Văn hóa và Nghệ thuật đã chọn lọc từ hàng trăm ngàn bức ảnh nghệ thuật về hoa sen do các nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhiếp ảnh gia của Viện trực tiếp chụp tại các hồ sen khắp các vùng miền của cả nước.

Đáng chú ý, có những tác phẩm ảnh được chọn từ kho tư liệu ảnh quý hiếm về hoa sen do nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Vân thực hiện trong 30 năm qua, kho ảnh các giống hoa sen của Việt Nam do PGS.TS Đặng Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau, quả Trung ương trực tiếp sưu tầm, lưu trữ trong 25 năm.

Hoa sen

Hoa sen

Sau khi được trưng bày tại Lễ hội Sen Hà Nội, bức tranh sẽ được trao tặng Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch để phục vụ nhân dân và du khách quốc tế tham quan, học tập. Lễ hội Sen Hà Nội 2024 không chỉ là dịp để tôn vinh hoa sen, mà còn là cơ hội để người dân và du khách tưởng nhớ và tỏ lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời khẳng định những giá trị văn hóa bền vững của dân tộc Việt Nam.

Bức tranh kính chân dung Bác Hồ ghép từ hoa sen đầy ấn tượng nêu trên đã được Nhà thư pháp Lê Thiên Lý đặt tên là "Thăng Long Kỳ Ảnh Vạn Sen" gắn với câu đối: Mười vạn đóa sen nên ảnh Bác, dân Nam trăm triệu nhớ ơn Người.

Một ca khúc về hoa sen sáng tác trong dịp này với tựa đề "Tình Sen" (nhạc: NSƯT Hương Giang, thơ: Vương Xuân Nguyên) đã được kết hợp vào tác phẩm để tôn vinh vẻ đẹp vĩnh cửu của hoa sen và ngợi ca sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam, cũng như nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.