Bắt đất cằn "nở hoa"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhắc đến xã Ia Tơi (huyện Ia H’Drai), nhiều người thường nghĩ đến vùng đất biên cương khô cằn, nắng nôi oi bức. Nhưng giờ đây, mảnh đất biên cương này đang từng ngày khởi sắc bởi những mô hình kinh tế của đoàn viên, thanh niên.

Ấn tượng vườn cây ăn trái

Đón tôi ở UBND xã Ia Tơi, anh Nguyễn Tuấn Toàn-Bí thư Huyện đoàn Ia H’Drai tranh thủ bắt tay rồi vội vàng đưa tôi đến nhà chị Võ Ngọc Bích để “mục sở thị” vườn cây ăn trái. Chị Bích là Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Ia Tơi, được mọi người ngợi khen là cán bộ trẻ năng nổ và làm kinh tế giỏi.

Theo chân chị vượt qua những con đường rừng gập ghềnh, đi giữa bạt ngàn rừng cao su đang mùa thay lá, chỉ tay về phía chân đồi, chị Bích cười tự hào: Vườn cây ăn trái của nhà tôi đấy, trồng nhiều loại lắm!

Nằm lọt thỏm giữa rừng cao su, vườn cây ăn trái rộng hơn 3ha của gia đình chị Bích với nhiều loại cây khác nhau như mít Thái, na, quýt đường, dừa xiêm… phủ xanh sườn đồi. Đang là mùa khô, nắng nôi oi bức, nhưng vườn cây tươi tốt, mát rượi.

Trong câu chuyện với chị Bích, tôi được biết năm 2018 với mong muốn làm giàu từ nông nghiệp và góp phần phủ xanh đồi trọc, gia đình chị có nhiều trăn trở trong việc lựa chọn giữa cao su và cây ăn trái để sản xuất. Sau nhiều đêm suy nghĩ và tính toán, chị quyết định không đi theo hướng của nhiều người đi trước là phát triển cao su mà lựa chọn cây ăn trái làm hướng đột phá.


 

 Chị Bích giới thiệu về cây quýt đường. Ảnh: V.T
Chị Bích giới thiệu về cây quýt đường. Ảnh: V.T


Chị Bích tâm sự: Khi mới bắt đầu trồng, gia đình lo lắm. Từ kỹ thuật đào hố, xử lý mối đến bón phân, tưới tiêu... cho cây trồng, tôi đều phải tự tìm hiểu kỹ thuật và các kiến thức trồng trọt thông qua các vườn cây ở miền Tây và trên mạng internet. Ia Tơi là vùng đất khô cằn, thường thiếu nước vào mùa khô nên gia đình đã đào ao trữ nước và lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm. Khi đã có nguồn nước, để có cơ sở chắc chắn loại cây ăn quả nào sẽ phù hợp hơn với thổ nhưỡng và khí hậu ở vùng biên này, gia đình trồng thử nghiệm trước mỗi loại một vài cây.

Sau hơn hai tháng trồng thử nghiệm, cây trồng bén rễ và phát triển tốt. Qua khảo nghiệm về sự sinh trưởng, gia đình chị Bích mạnh dạn mua thêm cây giống về trồng. Đến nay, trên cùng một diện tích đất, gia đình chị Bích đã phát triển được 200 cây na Thái, 100 cây mít Thái, 150 cây dừa xiêm và 50 cây ăn trái các loại khác.

Trừ dừa xiêm, các loại cây còn lại đều cho thu hoạch vào năm vừa qua. Tuy là thu bói, nhưng nhờ đáp ứng đủ các điều kiện “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” nên các cây quả trồng trong vườn cho năng suất khá cao.

 

Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn cây ăn trái của chị Bích cho năng suất cao. Ảnh: VT
Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn cây ăn trái của chị Bích cho năng suất cao. Ảnh: VT


Chị Bích tâm sự: Trước đây tôi cứ nghĩ, vùng đất xã Ia Tơi chỉ phát triển được mỗi cao su, nhưng giờ đây mới thấy quyết tâm mở hướng đột phá phát triển cây ăn quả của mình là đúng. Vườn cây ăn trái của gia đình phát triển theo hướng hữu cơ, luôn luôn xanh tốt, loại cây nào cũng đều đảm bảo chất lượng, đạt chuẩn.

Để chứng minh, chị Bích hái quả mít Thái chín biếu cho chúng tôi thưởng thức. Mít xẻ ra, tỏa mùi thơm nức, múi to vàng. Múi mít vị ngọt kèm thêm chút chua đã tạo nên một hương vị khó quên.

Trái cây trong vườn chị sạch, ngon đã tạo nên thương hiệu. Chính nhờ vậy, năm vừa qua, trái cây trong vườn nhà chị bán hết, không đủ đáp ứng yêu cầu người mua và thị trường. “Năm vừa qua, gia đình thu được hơn 5 tấn mít và 4 tạ na. Trừ chi phí đầu tư ban đầu, gia đình lãi hơn 50 triệu đồng. Trong thời gian tới, vợ chồng tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây ăn quả theo phương thức hữu cơ, góp phần đa dạng cây trồng trên địa bàn” – chị Bích bộc bạch.

Hướng mới từ thỏ

Chia tay chị Bích, Bí thư Huyện đoàn Nguyễn Tuấn Toàn tiếp tục dẫn tôi đến thăm mô hình của anh đoàn viên Ngọc Văn Ngôn ở thôn 8, xã Ia Tơi. Vào địa phương lập nghiệp với công việc ban đầu là công nhân cao su, sau hơn 10 năm gắn bó với mảnh đất nơi biên cương này, anh Ngôn đã tìm thêm cho mình hướng đi mới bằng việc phát triển mô hình nuôi thỏ sinh sản và lấy thịt.

Trước đây, tôi từng có dịp ghé thăm trang trại thỏ của anh Ngôn, nhưng anh ngại lên báo vì chưa biết được hiệu quả mô hình nuôi thỏ của gia đình ra sao. Con thỏ lúc đó còn đang trong giai đoạn nuôi “nước rút”, chuẩn bị xuất chuồng phục vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu. Trở lại thăm mô hình thỏ lần này, anh Ngôn đã tự tin “khoe” với tôi về những thành công ban đầu mà mô hình nuôi thỏ của gia đình đem lại.

Anh Ngôn cho biết, thỏ là động vật dễ nuôi, chủ yếu ăn cây cỏ trong tự nhiên. Tận dụng thức ăn dồi dào ở địa phương, tháng 6/2020, anh xây dựng chuồng trại nuôi thỏ. Nhà nuôi thỏ được bố trí phía sau nhà trong khuôn viên rộng gần 100m2 với thành nhà vòm sắt, mái tôn kiên cố. Trong nhà bố trí các lồng sắt xếp ngay ngắn, có vách ngăn, cứ mỗi lồng chứa 1 - 2 con thỏ.

 “Tính tiền giống, cộng chi phí đầu tư chuồng trại khoảng 50 triệu đồng. Thuở mới nuôi, chưa có kinh nghiệm nên khó tránh khỏi việc thỏ bị bệnh tật, chết. Theo thời gian, kinh nghiệm nuôi thỏ ngày càng tích lũy, đến nay, số lượng thỏ mắc bệnh đã giảm đi đáng kể” – anh Ngôn nhớ lại.

Để thỏ luôn phát triển khỏe mạnh, ngoài việc cho thỏ ăn các loại cỏ trong tự nhiên, anh Ngôn còn bổ sung chất dinh dưỡng bằng việc ép cám gạo trộn với vitamin, các loại thuốc ngừa bệnh thành từng viên cho thỏ. Vì hệ tiêu hóa của thỏ rất yếu và dễ bị rối loạn, nên các loại cỏ, lá cây đều được anh hái vào lúc trời nắng hoặc hái vào để lá cây hơi héo, không đọng nước hay sương mới cho thỏ ăn. Anh Ngôn cho biết thêm: Để thỏ sinh trưởng tốt, đối với thỏ mẹ cần tiêm vacxin 6 tháng/lần, thỏ con từ 1,5 tháng tuổi cần tiêm vacxin 1 lần trước khi xuất bán.

 

Để thỏ hạn chế bị bệnh, anh Ngôn thường xuyên vệ sinh chuồng trại. Ảnh: V.T
Để thỏ hạn chế bị bệnh, anh Ngôn thường xuyên vệ sinh chuồng trại. Ảnh: V.T


Vì là lần đầu, gia đình anh chỉ nuôi 50 con thỏ giống để lấy kinh nghiệm và thăm dò thị trường tiêu thụ. Qua các đợt sinh sản, anh Ngôn lựa chọn những con thỏ mẹ đẻ con nhiều và khỏe mạnh để làm giống. Vì vậy, hiện nay, trong trại chỉ để lại khoảng 10 con thỏ giống sinh sản tốt, số còn lại anh đều bán thịt.

Bình quân mỗi con thỏ anh Ngôn xuất chuồng đạt khoảng 3 kg, giá bán ra dao động từ 100.000 - 120.000 đồng/kg. Lứa thỏ xuất chuồng trong dịp Tết vừa qua, gia đình anh Ngôn thu về hơn 10 triệu đồng.

“Thỏ phát triển nhanh, con giống mua về nuôi khoảng 2 tháng thì sinh sản. Nuôi thỏ đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, rất phù hợp để phát triển trên vùng biên giới này. Trong thời gian tới, tôi sẽ tìm thêm các loại giống thỏ khác để mở rộng mô hình nuôi thỏ của gia đình” – anh Ngôn bày tỏ.

Rời Ia Tơi trong nắng chiều hanh hao, tôi nhớ mãi ánh mắt đầy tự tin, nhiệt huyết của chị Bích, anh Ngôn khi bàn về phát triển kinh tế. Và tôi tin rằng, với mô hình mới mang tính đột phá của chị Bích, anh Ngôn sẽ tiếp thêm động lực cho nhiều đoàn viên, thanh niên không ngại khó, ngại khổ, dám nghĩ dám làm cùng chung tay xây dựng Ia Tơi ngày càng đổi mới và phát triển.


http://baokontum.com.vn/ghi-chep-phong-su/bat-dat-can-no-hoa-18057.html

Theo Văn Tùng (baokontum)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.