(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.
(GLO)- Tham gia một sự kiện quy mô song các nghệ nhân gần như không trình diễn mà như đang trong buổi sinh hoạt văn hóa vẫn thường diễn ra tại buôn làng; khách tham quan cũng được hòa mình vào những trải nghiệm không thể thú vị hơn tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024.
(GLO)- Sáng 29-7, tại Bảo tàng tỉnh, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức lễ trao trả hồ sơ cán bộ đi B và triển lãm tài liệu lưu trữ với chủ đề “Uống nước nhớ nguồn” nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024).
(GLO)- Mới đây, Bảo tàng tỉnh Gia Lai sưu tầm được 1 lá cờ Tổ quốc do đoàn công tác của tỉnh đi thăm Trường Sa về trao tặng. Những câu chuyện ý nghĩa xung quanh chuyến đi này được ông Vũ Tiến Anh-Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh chia sẻ với chúng tôi.
(GLO)- Sau nhiều năm gián đoạn, lễ mừng chiến thắng của người Bahnar ở xã Kon Gang (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã được phục dựng với các nghi thức cổ truyền và phản ánh đậm nét tinh thần chiến thắng.
(GLO)- Ngày 2-5-2024 là tròn 110 năm Ngày sinh Anh hùng Núp (1914-1999), người con ưu tú của núi rừng Tây Nguyên. Với ý nghĩa đó, trong khuôn khổ triển lãm “Di sản văn hóa Côn Đảo-Gia Lai”, Bảo tàng tỉnh tổ chức trưng bày tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông.
(GLO)- Tối 11-4, tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai đã diễn ra chương trình giao lưu hội nghị giao ban Đảng ủy khối khu vực miền Trung và Tây Nguyên năm 2024 do Đảng ủy khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai đăng cai tổ chức.
(GLO)- Năm 2002, tôi được luân chuyển từ Bảo tàng tỉnh về Sở Văn hóa-Thông tin. Tại cơ quan mới, tôi may mắn có một đồng nghiệp người Jrai, vốn là diễn viên xiếc, cũng vừa từ Đoàn Đam San lên. Đó là Ksor Phúc.
(GLO)- Viện Học tập suốt đời của UNESCO (UIL) từng nhấn mạnh: “Sự thay đổi nhanh chóng của thế giới chúng ta đã mang đến rất nhiều cơ hội để học hỏi trong suốt cuộc đời, cho sự hoàn thiện của mỗi cá nhân, sự gắn kết xã hội và sự thịnh vượng kinh tế”.
(GLO)- Di sản văn hóa của Gia Lai được bảo tồn và phát huy như thế nào trong bối cảnh hiện nay là vấn đề đặt ra tại hội thảo do Bảo tàng tỉnh tổ chức vào ngày 26-12 vừa qua. Dưới đây là ghi nhận của P.V Báo Gia Lai về cách làm của một số địa phương, đơn vị tại hội thảo.
(GLO)- Sáng 26-12, tại TP. Pleiku, Bảo tàng tỉnh Gia Lai tổ chức hôị thảo “Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.
(GLO)- Trong không gian rộn rã tiếng cồng chiêng của Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai 2023, Bảo tàng tỉnh dành một nơi để người dân và du khách tìm hiểu về một số nhạc cụ độc đáo của các dân tộc anh em đang sinh sống trên vùng đất cao nguyên.
Cùng với Phù điêu Phật Champa Tây Nguyên, Sưu tập công cụ sơ kỳ Đá cũ An Khê là bảo vật quốc gia hiện đang được Bảo tàng tỉnh Gia Lai lưu giữ. Với niên đại 80 vạn năm cách ngày nay, đây được xem là bằng chứng sinh động ghi dấu mốc mở đầu của lịch sử Việt Nam.
(GLO)- Sáng 31-8, Bảo tàng tỉnh Gia Lai khai mạc triển lãm tranh của họa sĩ Xu Man. Sự kiện nhằm quảng bá những tác phẩm của cố họa sĩ Xu Man-người được xem là cánh chim đầu đàn của nền mỹ thuật Tây Nguyên đến với công chúng yêu nghệ thuật.
(GLO)- Đoàn công tác của Bảo tàng tỉnh Gia Lai vừa tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng cây ké trong khuôn viên An Khê đình thuộc Quần thể di tích lịch sử-văn hóa quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo (tổ 14, phường Tây Sơn, thị xã An Khê).
(GLO)- Mỗi một cái cây phải có gốc rễ để nó vững chãi, đâm cành vươn cao. Con người cũng vậy. Sẽ trở nên vô nghĩa nếu mỗi người không biết giá trị cội nguồn. Vì vậy, giáo dục di sản đóng vai trò quan trọng trong việc giúp lớp trẻ “gia cố” kiến thức về văn hóa-lịch sử, khơi gợi tình yêu và lòng tự tôn dân tộc.
(GLO)- Ông Lê Thanh Tuấn-Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng tỉnh Gia Lai-cho biết: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bảo tàng tỉnh trong năm 2023 là phục dựng “Làng kháng chiến Stơr” tại khuôn viên đơn vị. Theo kế hoạch, việc phục dựng hoàn thành trong quý II, kịp phục vụ khách tham quan trong dịp Quốc khánh 2-9.
(GLO)- Trong không khí rộn ràng của những ngày giáp Tết, sáng 4-1, tại sân Bảo tàng tỉnh, Công đoàn Viên chức tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thi “Cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động với bánh mứt truyền thống“ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.
(GLO)- Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) là công trình văn hóa quan trọng của tỉnh với nhiều hạng mục như: Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên, bộ cồng chiêng, mô hình núi Hàm Rồng, bể phun nước, cột cờ, sân cỏ, cây xanh, hồ sen, thạch thư, tháp đá… Quảng trường nằm trong quần thể các công trình: Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum (nay thuộc Bảo tàng tỉnh), Bảo tàng cổ vật, tượng Anh hùng Núp.
(GLO)- Cuối thế kỷ XIII, người Chăm mở rộng ảnh hưởng lên vùng đất Tây Nguyên. Theo đó, nhiều trung tâm, cơ sở tôn giáo cũng được xây dựng trên vùng đất mới, trong đó có tháp Chăm An Phú. Phế tích tháp Chăm An Phú thuộc thôn 4 (xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), còn có các tên gọi là tháp Chăm Phú Thọ, Rong Yang.
(GLO)- Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 113/TB-VP, ngày 7-9-2022, thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch tại buổi làm việc với các địa phương phía Đông tỉnh để chỉ đạo triển khai công tác quản lý di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt gắn phát triển du lịch và các nội dung có liên quan đến công tác bảo tồn, chống xuống cấp di tích.