Triển lãm bonsai nghệ thuật: Hấp dẫn, bổ ích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trên 300 tác phẩm trưng bày tại triển lãm bonsai nghệ thuật đã làm mãn nhãn đông đảo khách tham quan khi dạo bước trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai vào tối 16-3.

Chương trình do Câu lạc bộ (CLB) Bonsai nghệ thuật Pleiku Phố phối hợp với Bảo tàng tỉnh tổ chức nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2024).

Ngoài CLB Bonsai nghệ thuật Pleiku Phố, triển lãm còn có sự tham gia, hưởng ứng của 5 CLB, hội sinh vật cảnh gồm: Hội Sinh vật cảnh huyện Mang Yang, Chi hội Sinh vật cảnh huyện Đak Pơ; các CLB Bonsai: Đông Gia Lai, Cheo Reo và Kon Tum. Ngoài ra, CLB Thư pháp Chữ Việt Pleiku cũng tham gia trưng bày nhiều tranh và chữ thư pháp, qua đó tôn lên vẻ đẹp của một thú chơi thanh nhàn.

Cuộc “hội ngộ” hiếm hoi của 300 tác phẩm bonsai tại triển lãm đã níu giữ chân khách tham quan thật lâu để nhìn ngắm, thán phục công phu của các nghệ nhân. Hơn 50 loài như: thông ba lá, thông đen, sanh, duối, linh sam, tùng, duyên tùng, mai chiếu thủy… được chăm chút, uốn nắn tỉ mẩn để tạo ra đủ các dáng thế độc lạ như: trực, xiêu, hoành, huyền.

Giá trị mỗi tác phẩm dao động từ vài triệu đồng đến cả tỷ đồng tùy vào giá phôi gốc, thời gian tạo tác và công sức của nghệ nhân. Qua đôi tay khéo léo và gu thẩm mỹ của con người, các loài “cổ thụ thu nhỏ” này đã trở thành tác phẩm nghệ thuật vô cùng sống động, thu hút. Những cội rễ in hằn dấu vết thời gian mang lại cho cây dáng vẻ thật cổ kính, vững chãi. Mỗi cây ẩn tàng một ý nghĩa riêng, một triết lý sâu xa, chuyển tải tâm hồn người nghệ sĩ.

Nghệ nhân chăm chút cho các tác phẩm bonsai như đứa con cưng. Ảnh: L.N

Nghệ nhân chăm chút cho các tác phẩm bonsai như đứa con cưng. Ảnh: L.N

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Thanh Toàn-Chủ nhiệm CLB Bonsai nghệ thuật Pleiku Phố-cho biết: Câu lạc bộ được thành lập cách đây hơn 1 năm, tập hợp 24 thành viên ở TP. Pleiku có cùng đam mê. “Người xưa có câu: “Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ kiểng”.

Chơi cây cảnh là 1 trong 4 thú vui tao nhã và phổ biến hơn cả, bởi từ nông dân, trí thức hay người làm nghề kinh doanh đều có thể chơi, miễn là có tình yêu thiên nhiên và con mắt thẩm mỹ”-ông Toàn chia sẻ.

Dạo bước giữa vườn bonsai với đủ loài đẹp mắt, anh Nguyễn Thành Hội (phường Đống Đa, TP. Pleiku) chia sẻ: “Tôi cũng đam mê bonsai, nhưng do không gian sân vườn của gia đình nhỏ hẹp nên chơi không nhiều. Hôm nay đi ngang Quảng trường Đại Đoàn Kết, thấy khai mạc triển lãm nên tôi ghé lại. Đúng là các tác phẩm ở đây quá đẹp, quá công phu”.

Còn anh Ngô Tiến Mạnh (CLB Bonsai Kon Tum) thì hào hứng: “Chúng tôi đã tham gia nhiều triển lãm lớn trong cả nước nhưng đây là lần đầu tiên trưng bày tại Gia Lai. Không khí rất vui, rất đoàn kết, từ đó góp sức quảng bá, đẩy mạnh phong trào chơi bonsai nghệ thuật trong khu vực”.

Triển lãm thu hút đông đảo khách tham quan. Ảnh: L.N

Triển lãm thu hút đông đảo khách tham quan. Ảnh: L.N

Tại lễ khai mạc, Ban tổ chức đã đấu giá một số tác phẩm nghệ thuật như: bonsai, gốm, gỗ mỹ nghệ, thư pháp… để gây quỹ cho CLB Bonsai nghệ thuật Pleiku Phố hoạt động, đồng thời tham gia một số hoạt động thiện nguyện. Buổi đấu giá đã làm “nóng” bầu không khí của triển lãm dù trời dần về khuya.

Anh Trần Ngọc Sơn (TP. Pleiku), người giành quyền sở hữu cây phi lao bonsai với mức giá 16,068 triệu đồng sau cuộc “rượt đuổi” căng thẳng-chia sẻ: “Tôi mê ý nghĩa của cây phi lao với tinh thần chống chọi gió cát và nghị lực vượt khó, không gục ngã. Vì vậy, tôi rất vui khi mua được nó”. Tổng cộng có 12 tác phẩm được đưa ra đấu giá, bổ sung vào quỹ của CLB Bonsai nghệ thuật Pleiku Phố gần 100 triệu đồng.

Cũng tại triển lãm, nhà thiết kế Nguyễn Hạnh đã tổ chức đấu giá thành công 1 chiếc áo dài trong bộ sưu tập “Áo dài di sản” vừa trình diễn tại sự kiện Tuần lễ Áo dài Việt Nam ở Hà Nội. Chiếc áo dài độc đáo, có in hình thắng cảnh Biển Hồ đã được chốt giá cao nhất là 11 triệu đồng.

Nhà thiết kế Nguyễn Hạnh cho biết: Toàn bộ số tiền này sẽ được sung quỹ CLB Áo dài Sống Xanh nhằm may tặng áo dài cho những nữ sinh vượt khó, có thành tích học tập xuất sắc.

Một số tác phẩm được đưa ra đấu giá để gây quỹ. Ảnh: L.N

Một số tác phẩm được đưa ra đấu giá để gây quỹ. Ảnh: L.N

Chủ nhiệm CLB Bonsai nghệ thuật Pleiku Phố thông tin thêm: Triển lãm sẽ kéo dài đến hết ngày 22-3 nhằm tạo không khí sinh hoạt văn hóa tinh thần hấp dẫn cho người dân và du khách. Hy vọng thú chơi lành mạnh này sẽ tiếp tục được ủng hộ, nhân rộng để người dân Phố núi có thêm món ăn tinh thần đặc sắc, cảnh quan Pleiku được điểm xuyết thêm những tác phẩm bonsai nghệ thuật. Khách du lịch cũng từ đó mà hiểu thêm tâm hồn lãng mạn của người dân Phố núi.

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025), chiều 15.6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam giới thiệu bộ phim tài liệu “Kim Toàn - Nhà báo chiến sĩ”. Bộ phim kể lại một cách chân thực cuộc đời và cống hiến của nhà báo Kim Toàn trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ đổi mới.
null