Bao nhiêu tuổi thì nên tầm soát ung thư đại tràng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo hướng dẫn hiện hành thì nên tầm soát ung thư đại trực tràng ở tuổi 50. Nhưng, khuyến cáo mới khuyến nghị: 'Đừng đợi đến tuổi 50 mới tầm soát ung thư đại tràng', theo Statnews.
Xét nghiệm ung thư đại trực tràng nên bắt đầu ở tuổi 45. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Xét nghiệm ung thư đại trực tràng nên bắt đầu ở tuổi 45. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Theo một hướng dẫn mới, việc xét nghiệm nên bắt đầu ở tuổi 45, nhưng không phải ai cũng cần phải nội soi, mà còn có các xét nghiệm khác.
Theo một hướng dẫn mới của Hiệp hội Ung thư Mỹ, tầm soát ung thư đại tràng nên bắt đầu ở tuổi 45 thay vì 50, theo health.harvard.edu.
Tại sao mọi người cần tầm soát ung thư đại tràng sớm hơn tuổi 50?
Nguyên nhân là vì, trong 10 năm gần đây, số ca ung thư đại tràng ở người dưới 55 tuổi tăng 51%, và tử vong do ung thư đại tràng ở nhóm tuổi này tăng 11%, theo health.Harvard.edu.
Thống kê cho thấy, số người dưới 50 tuổi mắc ung thư đại trực tràng - chiếm 12% tổng số ca. Và người 45 tuổi có tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng ngang với ở người 50 tuổi, theo Statnews.
Bác sĩ John Wong, từ Trung tâm Y tế Tufts, Boston (Mỹ), cũng cho biết mức độ ung thư đại tràng mới phát triển ở những người từ 45 đến 49 tuổi nhiều bằng với ở lứa tuổi từ 50 đến 54. Và có nhiều bằng chứng cho thấy việc sàng lọc sớm vừa hiệu quả vừa giúp cứu sống bệnh nhân, theo Statnews.
Mặc dù căn bệnh này là nguyên nhân đứng hàng thứ 3 trong số các ca tử vong do ung thư, nhưng với việc tầm soát sớm, đây là một trong những dạng ung thư có thể phòng ngừa được.
Đối với người không có nguy cơ cao
Đối với người không có yếu tố nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, nên bắt đầu tầm soát từ tuổi 45 và tiếp tục định kỳ cho đến năm 75 tuổi.
Xét nghiệm phân để phân tích dấu hiệu của máu hoặc ung thư trong phân và nội soi đại tràng.
Những người từ 76 đến 85 tuổi nên tiếp tục tham khảo ý kiến bác sĩ xem có nên tiếp tục khám sàng lọc hay không, và những người trên 85 tuổi nên ngừng khám sàng lọc.
Đối với người có nguy cơ cao
Người có nguy cơ cao là người đã có dấu hiệu ung thư đại trực tràng, mắc bệnh viêm ruột, bị polyp đại tràng hoặc có người trong gia đình mắc ung thư đại trực tràng.
Đối với những người này, nên bắt đầu sàng lọc từ tuổi 40 tuổi, hoặc ở lứa tuổi sớm hơn 10 năm so với tuổi mà người thân phát bệnh. Ví dụ, nếu có người thân phát bệnh lúc 52 tuổi, thì người nhà nên tầm soát ung thư đại trực tràng từ tuổi 42, theo Statnews.
Riêng đối với người có nguy cơ cao, chỉ nên dừng việc tầm soát khi đã bước sang tuổi 85!
Chọn xét nghiệm sàng lọc
Trước hết, có thể xét nghiệm hình ảnh hoặc xét nghiệm phân. Nếu kết quả xét nghiệm bất thường, mới nội soi để loại trừ ung thư.
Các xét nghiệm phân phải được thực hiện mỗi năm hoặc ít nhất 3 năm một lần, tùy thuộc vào xét nghiệm.
Ngoài ra, còn có các lựa chọn bao gồm:
• Xét nghiệm hóa mô miễn dịch phân có độ nhạy cao
• Xét nghiệm máu ẩn trong phân
• Xét nghiệm ADN phân đa mục tiêu
• Nội soi đại tràng, 10 năm một lần
• Chụp CT đại tràng (nội soi ảo đại tràng), 5 năm một lần
• Soi đại tràng sigma (nội soi trực tràng), 5 năm một lần, theo health.havard.edu.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.